Tổ chức Thiện nguyện viên Tây Tạng cho Thú vật (TVA)
 

TVA mang thuyết trường chay
vào nơi sinh trưởng của Phật giáo
      



Do Caroline Martin
 
Dharma Woodstock đã trở thành một cuộc hội hàng năm: Phật tử các môn phái và các quốc gia lại hội họp lần nữa tại Mahabodhi Mahavihara ở Bodhgaya, nơi Ðức Phật khai ngộ, để tham dự đại lễ Kagyu Monlam Chenmo.

Chủ tọa cho cuộc hội là Ðức Kamapa Ogyen Trinley Dorje thứ 17, Monlam là cuộc hội dài 8 ngày bao gồm cầu nguyện và giảng giải Phật pháp giữa sự yên tĩnh của những cây bồ đề rậm rạp và những chóp tháp cao ngất. Các hành giả sùng Ðạo tọa thiền, hành kora, và bái lạy trước tiếng tụng kinh ngân nga của các vị tăng tụ họp bên điện thờ Vajrasana.

Cuộc triển lãm ảnh chụp của Tổ chức Thiện nguyện viên Tây Tạng cho Thú vật là một sự đánh thức mạnh mẽ ‘nhưng quan trọng’ gần lối vào nơi yên tịnh này. Các vị tăng trong các áo tràng đủ màu từ mỗi quốc gia Phật Giáo, người Tây Tạng trong y phục truyền thống, các hành giả Tây Phương và các du khách Ấn Ðộ địa phương tụ tập vòng quanh những bức ảnh. Tay che miệng trong sự kinh ngạc, những ngón tay chỉ chỏ với sự ngạc nhiên, và miệng há hốc, không tin nổi những gì đang nhìn thấy trước những hình ảnh trưng bày sự thật về việc ăn thịt và sự đau đớn của thú vật trong các lò sát sinh của Ấn Ðộ.

Tổ chức Thiện nguyện viên Tây Tạng cho Thú vật
ngày 30 tháng 12, 2006 - (nguyên văn tiếng Anh)


Thiện nguyên viên Jigme của TVA giải thích hình ảnh triển lãm cho nhóm người Tây Tạng mới tới, họ tắc lưỡi và lắc đầu trong sự kinh hoàng khi họ biết được sự thật đàng sau các bữa ăn của họ. Quan khách đến đông đảo quanh bàn, say sưa đọc những đề tài trong tạp chí Semchen của TVA, bằng tiếng Tây Tạng và tiếng Anh, về sự quan trọng của việc theo giáo lý của Ðức Phật sống không ăn thịt.

Ðến cuối ngày thứ nhất ở Bodhgaya, TVA đã phân phát 300 dĩa CD thu âm và dĩa thu hình bài giảng về thuyết trường chay của vị Rinpoche Kyabje Chatrel 93 tuổi, cũng như phim tài liệu Love & Mercy phơi bày bằng hình ảnh sự sát sinh thú vật ở Ấn Ðộ; bán 200 tạp chí; và thu vào 4.000 đồng R tiền quyên góp. Các thiện nguyện viên được báo chí địa phương phỏng vấn và chụp hình, kể cả tờ Aaj của Patna và đài truyền hình Sahara Samaya.

Việc bỏ thịt đã thay đổi nhiều cuộc sống, kể cả cuộc sống của những người TVA du hành làm việc thiện nguyện. Sonam Palyang 17 tuổi đã chọn dùng hai tháng nghỉ học của cô để lên đường với TVA. "Từ khi sinh ra, tôi có lòng từ bi và luôn luôn chăm sóc cho thú vật. Sau khi xem Love & Mercy, tôi không còn ăn thịt được nữa. Hiện tại, tôi đã ăn chay được hơn ba năm", cô giải thích. Bằng cách làm việc thiện nguyện, Sonam sẽ học hỏi thêm về việc phát huy thuyết ăn chay tại trường nhà của cô ở Himachal Pradesh, nơi cô là một hội viên tích cực của TVA.

Lobsang Chodon cũng dùng kỳ nghỉ hè của mình để làm việc thiện nguyện ở Bodhgaya với TVA. Cô phải đương đầu với sự chống đối của các người thân trong gia đình bắt cô ăn thịt để được khoẻ mạnh. "Nhưng tôi từ chối. Trong cuộc đời này, chúng ta có được cơ hội tốt để theo Phật giáo, vậy chúng ta nên dùng cuộc đời này để làm việc gì đó cho người khác".

Phật tử từ khắp nơi trên các vùng Hy Mã Lạp Sơn đều hoan nghênh thông điệp của TVA kêu gọi chấm dứt việc sát sinh. Surendra đến từ Nêpal, nơi mà việc giết thú để tế thần là một phần của cuộc sống hàng ngày. Nhưng sau khi xem triển lãm của TVA, Surendra đã bị thuyết phục. Ngồi xuống ăn trưa, anh nói: "Ðây là lần đầu tiên tôi gọi món mì xào chay. Trước kia tôi luôn luôn ăn gà hay bò". Vài ngày sau đó, sau tuần lễ đầu tiên không ăn thịt trong đời, vị thanh niên 29 tuổi nói với sự cam kết rằng: "Tôi thậm chí không thể nghĩ đến thịt nữa. Hiện giờ, thân thể tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều, và tinh thần tôi cảm thấy minh mẫn hơn".

Nikesh, một thanh niên rụt rè 28 tuổi, người bản xứ Bodgaya của Ấn Ðộ, đồng ý: "Tôi phải ngưng ăn những thứ không phải chay", anh nói trong lúc đang mua một tạp chí Semchen. "Nếu tôi ăn những thứ không phải chay, đầu óc tôi có thể rất điên dại. Tôi được an hòa trong tinh thần hơn khi ăn chay. Nếu mình ngưng việc sát sinh, thì rất tốt cho thú vật. Nếu mình dùng đồ mặn, mình không thể có được một cuộc đời an bình! Mình không thể có cảm giác tốt đẹp trong tâm". Nhờ gương của anh, tất cả gia đình Nikesh đều ăn chay. "Vài người bạn đang dùng đồ mặn, nhưng tôi khuyên họ nên chấm dứt. Bằng cách này, chúng ta có thể thay đổi xã hội và thế giới".

Lohitaksha và ZhangZan là Phật tử từ Bắc Kinh thuộc Trung Hoa Lục Ðịa, nơi mà đủ loại thịt, ngay cả thịt chó, khỉ và côn trùng đều được tiêu thụ. Nhưng Lohitaksha đã giữ vững được việc trường chay trong 12 năm. "Rất là khó ở Trung Quốc; chúng tôi phải nâng đỡ lẫn nhau. Vì vậy ZhangZan đã mở một nhà hàng chay ở Bắc Kinh!" ZhangZan nói thêm: "Tu hành theo Phật Giáo cho tôi cảm hứng mở nhà hàng, và tôi đã không ăn miếng thịt nào trong 4 năm. Ở Bắc Kinh và Thượng Hải, thuyết ăn chay đang trở nên phổ thông".

Dean, một Phật tử người Mỹ 45 tuổi, ghé ngang để ủng hộ TVA. "Thầy của tôi, Geshe Zopa, nói phương pháp nhanh nhất để gặt quả tốt trong cuộc đời này là phóng thích thú vật. Mọi thứ từ trường chay tới việc phóng thích chim, cá bị bắt nhốt sẽ có được phước báu to lớn hơn bất cứ hành động nào khác". Sau năm ngày tuyệt vời nhắm vào việc cổ động một cuộc sống bất bạo động cho Phật tử từ mỗi quốc gia, đã đến lúc cho các thiện nguyện viên TVA khăn gói để tiếp tục lên đường. Nơi dừng chân kế: Karnataka và nơi thuyết pháp của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma ở Hunsur. Sáng lập viên TVA Rapsel

Tsariwa cho biết: "Nhiều người Tây Tạng đang thuyết về Phật giáo, nhưng nói thì nhiều hơn thực hành. Ðể thật sự tu hành theo giáo lý Ðức Phật, chúng ta phải chấm dứt việc sát sinh". Càng ngày càng có người Tây Tạng theo truyền thống thích ăn thịt cũng đồng ý. 


(Caroline Martin là một nhà văn kiêm nhiếp ảnh ở Kathmandu, Nêpal. Liên lạc với bà tại:  www.sirensongs.blogspot.com)