Cùng nhau làm việc để cứu thế giới


Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị, ngày 12 tháng 6, 2006, (nguyên văn tiếng Anh) DVD số 771
Bao ny-lông được sản xuất bởi một số những nước nghèo hơn, và nhiều người phải làm việc trong công nghệ loại này. Tôi thấy trên truyền hình cách đây nhiều năm, rằng những người làm việc trong công nghệ nhựa rất bệnh hoạn vì khói tỏa ra từ thành phố ấy. Cả thành phố bị bao phủ trong mây mù và khói – nhìn rất tối tăm. Hơn nữa, họ bị trở ngại về đường hô hấp và trẻ em đã bị ảnh hưởng. Làm việc trong công nghệ nhựa như thế thật khủng khiếp. Ðó là lý do tại sao tôi nói với quý vị là tôi không thích bao ny-lông gì mấy. Nếu phải dùng thì chúng ta dùng, nhưng hãy cố gắng tiết kiệm bất cứ điều gì có thể được, bất cứ gì, thậm chí một tờ giấy trắng. Mọi thứ đều được làm từ một thứ gì đó. Người ta phải cực khổ làm ra, làm việc lương thấp và nhiều giờ để cấp dưỡng gia đình, vì đó là việc làm duy nhất họ có thể kiếm được. Một số người thật sự không có lựa chọn.

Cho nên khi tôi la rầy quý vị phí phạm gì đó, không phải tôi lo lắng về tiền bạc của tôi, không phải vậy. Ðiều tôi ít lo lắng nhất là về tiền bạc. Chúng ta có tiền. Nếu không có, tôi có thể làm ra tiền. Không phải chuyện tiền bạc. Ðó là vì sinh thái của toàn thế giới mà chúng ta phải thật sự chăm sóc hành tinh này, bằng bất cứ phương cách nhỏ nhặt nào chúng ta có thể làm. Bởi vì nếu mọi người đều chăm sóc theo những cách nhỏ thì sẽ thành lớn. Nhưng nếu chúng ta làm kiệt nguồn tài nguyên của hành tinh, thí dụ như đốn quá nhiều cây để làm giấy hay để đốt hoặc để xây nhà hay những thứ tương tự, thì khí hậu của hành tinh sẽ thay đổi. Chúng ta đã có hiện tượng hâm nóng toàn cầu, điều này đã được nghiên cứu và cho thấy rằng đó là tại chúng ta.

Cho nên không phải chỉ về chuyện tiền bạc, mà là vì mọi người, vì tương lai của con cháu chúng ta và hơn thế nữa. Chúng ta muốn nó tồn tại lâu hơn. Và đó là thậm chí chưa kể đến rất nhiều việc chúng ta làm: Chúng ta dùng tài nguyên của hành tinh để làm súng ống và gây đau khổ; điều này không đúng. Không phải chỉ nguồn tài nguyên thôi, còn nguồn nhân lực tập trung vào đó nữa. Dĩ nhiên, nhờ đó một số người có công ăn việc làm, nhưng về lâu về dài, đó là giết hại. Sát nghiệp sẽ xóa sạch tất cả những ai liên hệ đến vũ khí bất kể loại nào. Còn nếu chúng ta tận dụng tất cả nguồn tài nguyên đó và tất cả tiền bạc đó, cả thế giới sẽ không bao giờ bị đói, không một ai! Không trẻ em nào sẽ bao giờ phải bị đói cả! Do đó quý vị hiểu khi tôi nói phải tiết kiệm vật gì đó, hãy cố gắng dùng đi dùng lại nó. Không phải tại vì tôi nghiêm khắc với quý vị. Ðiều này vượt xa hơn thế, xa hơn mối quan hệ giữa chúng ta. Là điều to lớn hơn cả tôi và quý vị. Tôi ít khi nói với quý vị về những điều này, nhưng chúng ở khắp mọi nơi. Mọi người phải cố gắng tiết kiệm bất cứ những gì mình có thể.

Vậy bây giờ quý vị hiểu rằng tôi không thích bao ny-lông. Nó nhắc tôi về quá nhiều đau khổ của những người làm ra nó. Trong một số siêu thị, người ta hỏi quý vị muốn bao giấy hay bao nylông. Tôi đoán có lẽ vì họ có ý thức về môi sinh. Chẳng lạ gì người ta tiên đoán rằng năm 2000 là tận thế! Nhìn vào cách chúng ta hoang phí nguồn tài nguyên của tinh cầu, làm ô nhiễm không khí, và tất cả những điều đó, chúng ta đã có thể có tận thế – khỏi nói tới nghiệp chướng hay gì khác. Cũng giống như chiếc xe hay thân thể của quý vị, nếu quý vị dùng quá mức, nó sẽ tiêu tùng, phải không? Hư mất!

Ngày nọ tôi xem trên đài BBC hay gì đó, họ nói về hiện tượng hâm nóng toàn cầu, rất đáng sợ. Thật vậy, nếu tiếp tục theo chiều hướng này, tôi không biết được. Chúng ta có thể chết từ nhiều thứ khác nhau, không cần phải từ một trái bom nguyên tử. Không cần phải là một quả bom. Thí dụ như hơi khí thiên nhiên từ đại dương: nếu tất cả đều bốc lên, cũng đủ để giết chúng ta, không cần đến bom nguyên tử, hay bất cứ gì. Hoặc có thể do hiện tượng hâm nóng toàn cầu và lũ lụt gây ra bởi băng đá tan chảy từ các cực. Hoặc trời quá nóng hay gì đó, và chúng ta chết vì nhiệt, hay vì hơi khí từ nhiệt. Nhiệt làm khí hơi bốc lên từ đại dương. Hay nhiều sự kiện, như rừng và không còn không khí. Rừng có thể bị cháy hết hoặc chúng ta có thể dùng sạch hết chúng, rồi sẽ không có không khí nữa, hoặc không còn không khí tốt nữa, chỉ còn thán khí từ xe cộ, máy bay hoặc bất cứ gì khác – tất cả những chất độc hại từ những công nghệ đang sản xuất ra cái này cái kia, rồi đủ thứ bom và tất cả mọi thứ gom lại. Ðộng đất thậm chí cũng ảnh hưởng lẫn nhau, chúng ảnh hưởng núi lửa và núi lửa ảnh hưởng đủ mọi thứ.

Tất cả những điều này là tại vì chúng ta đang phát triển quá trớn, không suy tính lại làm cách nào để quân bình sự phát triển và môi trường. Nhưng tôi nghĩ giờ đây các chính phủ đang bắt đầu lo lắng. Ngay cả Hoa Kỳ cũng đang suy tính nhập cảng cồn ethanol từ Ba Tư, được làm bằng mía, hoặc một loại năng lượng thiên nhiên nào đó, chẳng hạn như khí hy-drô hay gì đó để chạy xe, hoặc dùng khí đốt thay cho xăng đang dùng hiện nay. Nhờ đó giảm bớt một số khí thải và một số chất độc từ ống khói, khói xe, và những máy móc khác, thậm chí máy bay nữa. Những người làm nghiên cứu nói rằng nếu máy bay ngưng bay tại phi trường Nữu Ước chỉ một ngày hay vài ngày, bầu trời sẽ rất trong, như chưa từng có từ rất, rất nhiều năm. Phải, như là lần đầu tiên bao giờ hết, và một điều gì đó lạc quan hơn: Bầu trời trong xanh.