Nghệ Thuật Vô Thượng

Do nam đồng tu Kim Young-Taek, Hán Thành, Ðại Hàn
(Nguyên văn tiếng Ðại Hàn)

Tôi đã từng đi rất nhiều cuộc triển lãm nghệ thuật phản ảnh thế giới tâm linh trong trái tim của người họa sĩ. Tôi cũng khám phá ra rằng họa sĩ có nhiều loại, dựa theo phương pháp diễn đạt nghệ thuật và vật liệu họ dùng. Mỗi người có một lãnh vực nghệ thuật riêng của họ. Nhưng các họa phẩm của Thanh Hải Vô Thượng Sư khác hẳn.

Ngài không bị giới hạn trong cách dùng vật liệu như dầu, phấn, cũng như không thuộc vào trường phái biểu hiện hay ấn tượng nào. Trong khi họa sĩ vẽ với mục đích bày tỏ quan điểm của họ về nghệ thuật thì Sư Phụ vẽ với mục đích thiết lập mối tâm giao với người khác. Trong các bức họa của Ngài, người xem có thể thấy kỹ thuật diễn tả siêu phàm không dễ dàng hiểu được. Nhiều họa sĩ miêu tả cảnh thiên nhiên qua hình ảnh của cỏ cây hoa lá, nhưng Thanh Hải Vô Thượng Sư dùng phương pháp vi tế, phức tạp để giữ các chi tiết nhỏ, như đầu của hạt cỏ dại trong họa phẩm "Simple Joy" (Niềm Vui Ðơn Thuần) và khi Ngài dùng phương pháp diễn đạt không thể nghĩ bàn trong bức họa "The Flower In The Heart Will Not Wither." (Hoa Tim Không Tàn). Ðiều ngạc nhiên là hai đề tài này chỉ xuất hiện một lần trong các họa phẩm của Ngài. Với bản chất đơn sơ nhưng thâm thúy, chúng ta chỉ có thể nói rằng hình thức diễn đạt của Sư Phụ là "Tài Năng của Phật."

Chúa Giê Su và Phật Thích Ca nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành tình thương vô điều kiện - đức hạnh cao cả nhất trên bước đường chứng ngộ Chân Lý. Thanh Hải Vô Thượng Sư đem sự "khai ngộ qua tình thương" vào cuộc đàm thoại bằng hình ảnh với đệ tử của Ngài và quần chúng. Ngài đã lưu lại trong lòng người yêu tranh một ấn tượng sâu xa thầm kín bằng cách làm sống dậy trí tưởng tượng linh hoạt và nguồn cảm hứng sâu đậm trong tim của Ngài.

Các tác phẩm của Thanh Hải Vô Thượng Sư không những là hình ảnh đẹp cho mọi người chiêm ngưỡng mà còn chất chứa lực lượng tâm linh vô hình bởi vì Ngài là một nhà tu hành cao đẳng. Phải có một sự trau dồi tâm linh nào đó mới có thể chứng được lực lượng của Phật, mà chúng ta gọi là "sức gia trì". Nhưng bất kỳ ai, dù người đó không tu hành, cũng có thể chứng nghiệm được sự gia trì này nếu tâm họ thanh tịnh và rộng mở.

Thế Giới Ðạo Sĩ Vui

Mục Lục