Do sư tỷ đồng tu Chyue Chen-pei,   Ðào Viên, Formosa

 

Tôi vẫn nhớ rõ kỳ thiền bế quan quốc tế tại Nam Phi khi làm việc trong ban nhà bếp. Sau cuộc thiền, tôi và một số đồng tu cùng ở lại thêm một ngày để dọn nhà bếp. Khi công việc gần xong, một sư huynh bỗng đến cho biết cần người giúp dọn những đồ đạc của Sư Phụ và khiêng lên xe. Một nhóm đông sư tỷ hăng hái xung phong, nhưng vị sư huynh có vẻ thất vọng, anh lên tiếng: "Tôi nghĩ quý vị không thể khiêng nổi, vì đây là một chiếc sa lông lớn". Tuy nhiên, nhìn vẻ mặt mong mỏi của chúng tôi, anh không nỡ từ chối, và đã đồng ý để chúng tôi giúp. Vì vậy, một nhóm đông các sư tỷ hăng hái chạy đến giúp khiêng đồ đạc. Dù chiếc sa lông đối với chúng tôi rất nặng, ít ra một số có thể khiêng chiếc sa lông nhỏ. Mỗi người tìm một món gì đó để khiêng, kể cả soong chảo và bình hoa. Chúng tôi chỉ sợ rằng mình không có đủ việc làm.

Khi đó, lực lượng và phần thưởng gia trì từ công việc không phải là điều quan tâm chính của chúng tôi. Dù tất cả chúng tôi đều hiểu rằng Sư Phụ luôn ở cùng với mình, chúng tôi vẫn mong được gần gũi Ngài hơn. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng nhục thân Sư Phụ phải chăm sóc cho rất nhiều đồng tu, vì vậy chúng ta chỉ có thể bày tỏ tình thương và sự ủng hộ đối với Ngài qua những hành động của mình. Khi làm việc với ban nhà bếp tại Nam Phi, tôi thật sự không thể dự tất cả các cữ thiền và nghe lời giảng của Sư Phụ, nhưng sau cuộc bế quan, tôi ra về lòng tràn ngập tình thương Sư Phụ.

Trong khi làm việc trần gian, không tính toán lời lỗ là điều rất khó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường thấy được sự cộng tác chân thành giữa các đồng tu. Mỗi lần tôi cảm thấy phiền não do những công việc và sự cản trở thế tục, tôi luôn nghĩ tôi những giây phút ngọt ngào ở chung với Sư Phụ, và những phiền não dần phai mờ. Tôi đặc biệt nhớ đến vinh hạnh được khiêng chiếc ghế sa lông -- dù chỉ là một chân của nó. Kỷ niệm này luôn luôn khiến tôi tràn đầy sinh lưc và động cơ thúc đẩy để đối diện những thử thách mới.

Chuyện Nhỏ Tu Hành:   Chú Cừu Non Muốn Về Nhà