Tin Nhật Bản

Ủy lạo tình thương cho nạn nhân
bão táp và động đất

Trung tâm Ðông Kinh và Gunma ghi chép
(nguyên văn tiếng Nhật)

Mưa bão mạnh nhưng tình thương mạnh hơn

Ngày 20 tháng 10 năm 2004, trận bão Tokage làm đất lở hai lần tại Nhật, mới đầu tấn công vùng Kochi vào lúc khoảng 1 giờ trưa, sau đó đập vào vùng Osaka lúc 6 giờ chiều. Trung điểm của trận bão trải dài hải đảo Honshu; chu vi của cơn bão rất lớn nên đã gây ra rất nhiều thiệt hại nặng nề. Trận bão này cũng mang đến nhiều khu vực những cơn mưa lớn bất thường, tạo nên lụt lội trầm trọng. Những nơi bị tàn phá nặng nề nhất là hai vùng Hyogo and Kyoto, có trên 40.000 cư dân đều phải bỏ nhà di tản nơi khác. Trong thành phố Toyooka, vùng Hyogo, 90% nhà cửa đều bị thiệt hại vì nước lụt.

Theo chỉ thị của Sư Phụ Thanh Hải từ bi, các đồng tu thuộc Trung tâm Gunma đến khu vực bị nạn vào sáng sớm hôm sau để xem xét tình hình. Càng đến gần Toyooka, đồng tu gặp càng nhiều trở ngại về đường xá, phải mất gần 12 tiếng đồng hồ mới vào được thành phố. Sau khi bàn thảo dự án cho công cuộc cứu trợ, hai trung tâm Gunma và Tokyo cộng tác với nhau thuê một xe vận tải nặng bốn tấn, chất đầy đồ dùng cần yếu như nước khoáng và nước dinh dưỡng, rồi vội vã chở tới khu vực bị nạn để có thể kịp thời cung cấp cho nạn nhân.


Lòng quan tâm nhiệt thành xoa dịu sự tàn khốc của động đất

Sau đó, trưa ngày 23 tháng 10, khi dân chúng Nhật chưa kịp phục hồi sau hậu quả đau thương của trận bão Tokage, một trận động đất mạnh 6.8 độ Richter đã làm rung động cả vùng đông bắc Nhật Bản từ Tohoku tới Kinki. Trung tâm điểm của trận động đất nằm ngay Chuetsu (trung ương thành phố Niigata), vùng Niigata. Theo sau lần động đất chính là một loạt những trận hậu chấn khá mạnh, làm đường xá xe cộ hoàn toàn đứt đoạn và gây cho đường xe lửa tốc hành Shinkansen lần đầu tiên bị hỏng đường rầy. Thêm vào đó, tại những khu vực xa xôi, dịch vụ nước, điện và ga đều bị cắt đứt, nhiều làng mạc hoàn toàn không còn liên lạc được với bên ngoài, trở thành giống như những côn đảo cách biệt hoàn toàn.

Một lần nữa, Sư Phụ chỉ thị đồng tu địa phương giúp đỡ nạn nhân về vật chất cũng như tinh thần. Nhằm mục đích chuyển tình thương của Ngài một cách hữu hiệu, hai trung tâm Gunma và Tokyo tách ra làm việc. Ðồng tu Tokyo chia làm ba toán. Ngày 24 tháng 10, toán thứ nhất đi tới vùng bị nạn tại Niigata, phát thực phẩm khô tại một trường trung học đệ nhất cấp nơi nạn nhận trú ngụ, sau đó nhanh chóng đến tỉnh Mitsuke. Trên đường đi, phái đoàn nhận thấy tất cả đường xá tại đây đều bị thiệt hại nặng nề, và nhiều nhà cửa bị sập vì đất lở. Sau khi tới Mitsuke, anh chị em đồng tu đóng góp trên mười thùng nước khoáng cho trung tâm cung cấp sản phẩm cứu trợ địa phương, rồi sau đó đi phát phẩm vật tại một trường tiểu học và nhà trẻ lân cận, là nơi có nạn nhân trú ngụ. Ðồng tu cũng phân phát 26 thùng nước khoáng và 7 thùng thực phẩm khô cho dân chúng trong các vùng lân cận. Tất cả đều bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm đối với đồng tu trước sự giúp đỡ của họ.

Sau đó vào ngày 27 tháng 10, toán thứ nhì đến thành phố Ojiya, nơi bị động đất nặng nề nhất. Mới đầu, các đồng tu không thể tiến tới vì tất cả đường xá trên vùng núi này đều bị phá hủy. Tuy nhiên, nhờ sự gia trì của Sư Phụ, chẳng bao lâu họ đã có thể đi qua được những ngôi làng tại đây, và đặt chân tới bốn cộng đồng trong khu vực Kawai một cách thành công. Vì đường trên núi đã bị hư hại nên dân làng phải làm một con đường tạm, quanh co qua các cách đồng, các thửa đất, nhờ vậy phái đoàn cứu trợ mới có thể đi được tới nơi tới chốn.

Ngày 28, đồng tu mang theo đèn bấm, pin, bánh kẹo và một số những vật phẩm khác mà họ đã mua cùng với 20 cái chăn lông mới do một chủ tiệm đóng góp, tới thăm ba cộng đồng trong khu vực Iwasawa. Hầu hết dân làng tại đây đều đã di tản, tới ở nhà bạn bè, họ hàng, chỉ còn lại những người già vì họ không muốn rời khỏi chỗ thân quen của họ. Những người này vô cùng vui sướng khi nhận được quà. Sau đó, phái đoàn cần rời khỏi khu vực này nhưng gặp khó khăn vì không quen với đường xá ở đây. Nhưng kỳ lạ thay, lần nào cũng có người tự nhiên xuất hiện đúng lúc chỉ đường cho họ.

Ngày 29, được biết Yoshitani, một ngôi làng nhỏ gần đó bị động đất tàn phá nặng nề, các đồng tu lập tức xác định các nhu cầu cần yếu của nạn nhân và phát cho họ đèn bấm, pin, trái cây, cơm vắt và lò cỡ nhỏ. Lần này, người chủ tiệm lúc trước tặng chăn, bây giờ tặng thêm chăn nữa cùng với đồ dùng để ăn uống như muỗng, dĩa miễn phí. Các nạn nhân sung sướng nhận những món hàng này cũng như những phẩm vật cứu trợ khác.

Toán đồng tu thứ ba đến thành phố Ojiya phát đèn bấm, gói cấp nhiệt, chuối, súp ăn liền và đồ hộp. Nhiều nhà ở đây bị sụp nên đồng tu cũng giúp nhiều nạn nhân dọn dẹp cư gia bị hư hại của họ.

Chiều ngày 30, toán thứ nhì và thứ ba hợp nhau lại chuẩn bị đồ ăn cho nạn nhân cùng các thiện nguyện viên tại một trung tâm phúc lợi địa phương. Những phẩm vật đồng tu cung cấp gồm có súp cà chua nấu theo kiểu Mỹ và mì Nhật dùng với rau. Trung tâm này chứa khoảng 200 nạn nhân, cùng với hơn 100 thiện nguyện viên từ khắp nơi trong nước đang tạm trú tại đây. Nhìn mọi người ăn uống ngon lành, phái đoàn cứu trợ cảm thấy vui sướng, phấn khởi trong lòng. Ðến sáng sớm ngày 31, anh chị em đồng tu dự định làm cơm vắt cho những ngôi làng mà toán cứu trợ thứ nhì đã viếng qua. Khi họ còn đang nghĩ cách làm sao để nấu cơm, một nhóm người khác cho họ mượn một cái nồi nấu cơm điện thật lớn, cho thấy người tu hành thành tâm muốn gì là cái đó liền thành hiện thực. Thế là họ chuẩn bị 250 vắt cơm và gửi đi Yoshitani. Thức ăn vừa mới nấu hãy còn nóng hổi khi trao đến tay của các nạn nhân, sưởi ấm thể xác lẫn tinh thần người nhận.

Nạn nhân thiên tai vô cùng cảm kích được ăn mì Nhật nấu với tình thương

Toán đồng tu khởi hành trước từ Trung tâm Gunma tới khu vực bị nạn 10 tiếng đồng hồ sau khi động đất xảy ra vào ngày 23 tháng 10. Một nhóm đồng tu khác đã tới Toyooka để khảo sát tình hình thiệt hại gây ra bởi bão Tokage, họ cũng tới Niigata sáng sớm hôm sau phân phát vật phẩm cứu trợ. Trong khi đó, một toán hỗ trợ chờ tại Trung tâm, ngày đêm túc trực lo gặt hái tin tức, phân tích tình hình, luôn luôn giữ liên lạc với các toán cứu trợ làm việc bên ngoài và cung cấp cho họ những tin tức tình hình mới nhất. Sau khi bàn tính kế hoạch, đồng tu Tokyo và Gunma quyết định cùng nhau đi phát sữa bột, tã giấy và giấy vệ sinh cho các nạn nhân. Mối quan tâm khác nữa là dân chúng địa phương đang không có điện, nước và ga, nên họ chỉ có thể dùng thực phẩm khô không cần nấu. Do đó đồng tu quyết định cung cấp cho nạn nhân mì Nhật nóng hổi nấu với những vật liệu bổ dưỡng.

Ngõ hầu mang tình thương và lòng quan tâm của họ tới những kẻ thiếu may mắn nhất, anh chị em đồng tu đến khu vực gần trung tâm động đất nhất, nơi bị tàn phá nặng nề và phẩm vật cứu trợ của chính phủ đã tới trễ. Ða số đường xá dẫn đến nơi đây đều bị hư hại nên phái đoàn phải đi đường vòng nhiều lần. Có những chỗ cả hai bên bị sụp, mặt đường bị vẹo. Trước tình trạng ấy, phái đoàn liên tục thầm niệm Hồng Danh trong lòng và dò dẫm qua những đoạn đường núi non trắc trở. Với sự gia trì của Sư Phụ, họ đã băng ngang nhiều con đường một cách suông sẻ mà ngay cả người địa phương cũng không đi qua nổi.

Trong cuộc hành trình, phái đoàn cung cấp thức ăn đã nấu sẵn cho nạn nhân tại các trường tiểu học hẻo lánh, các trung tâm phúc lợi và trung tâm chăm sóc trẻ em. Mặc dù số người tạm trú ở những nơi này nhiều khi đông hơn dự đoán gấp mấy lần, mọi người cũng được những tô mì ngon thơm, nóng hổi, hấp dẫn, trong vòng thời gian ngắn. Ðã nhiều ngày họ phải ăn bánh mì và những thức tay cầm, nay được dùng mì nước sôi sùng sục được chuẩn bị với tình thương và những vật liệu phong phú, họ vui sướng vô cùng. Nhiều người bật khóc vừa thưởng thức đồ ăn, thốt lên rằng mì chưa bao giờ ngon thơm, thanh khiết như vậy, và suốt đời họ sẽ không bao giờ quên thể nghiệm này! Một ông cụ liệt giường cho biết: "Từ khi động đất tới giờ, đây là lần đầu tiên dạ dày tôi mới cảm thấy thỏa mãn. Ngay cả tình trạng sức khoẻ của tôi cũng khá ra!" Con dâu của một người cụ ông cao niên khác mà cũng đang liệt giường, lịch sự nói rằng: "Sau khi động đất, bố chồng tôi không ăn được gì cả. Nhưng ông nói nếu còn nữa thì xin một ít mì Nhật. Ðã hai ba hôm rồi, đây là bữa ăn đầu tiên của ông. Không biết các anh các chị có thể cho tôi xin một ít mì nữa được không?" Lúc bấy giờ chúng tôi mới thật sự hiểu tại sao Sư Phụ đã đưa chúng tôi tới những nơi xa xôi hẻo lánh như vầy.

Ðối với những người làm công tác cứu trợ động đất thì chuyên chở thực phẩm, nồi soong, nước, lều chõng, và những dụng cụ khác từ nơi này đến nơi kia là một việc làm nặng nhọc. Tuy nhiên, nhìn niềm vui của nạn nhân khi họ thưởng thức miếng ăn, mọi cố gắng tận tình đều tràn đầy ý nghĩa. Sau khi chứng kiến đời sống kham khổ của các nạn nhân bị cảnh màn trời chiếu đất vì thiên tai, anh chị em đồng tu bắt đầu dùng thêm nhiều vật liệu phong phú hơn nữa để nấu mì. Không phải họ chỉ phục vụ cho nạn nhân thôi, mà còn nấu cho những nhân viên làm việc hậu thiên tai đang vất vả ngày đêm để phục hồi điện, nước cho dân, phải chịu lạnh và đói. Trong số đó có những người thợ thuộc hãng điện đã phục hồi sức lực bằng thức ăn được chuẩn bị với tình thương; sau khi ăn họ can đảm trở lại làm việc trong cơn mưa như trút nước. Với tấm lòng thành kính biết ơn phái đoàn cứu trợ, một số người này đã chắp tay lại tỏ vẻ biết ơn, có người cúi lạy, có người ứa nước mắt cảm động nói lời cảm tạ trước khi đi.

Ngoài việc cung cấp thức ăn nóng, các đồng tu còn phát đồ ăn gia trì, thuốc men, gói cấp nhiệt, khăn giấy ẩm và những đồ dùng khác để tỏ mối quan tâm của họ đến với các trẻ em và người già yếu trên giường. Có những người già cả thổ lộ nỗi buồn của họ cho đồng tu nghe về những khổ tâm mà họ phải trải qua vì động đất, trong khi những người khác thì tả lại một cách rõ rệt những diễn biết đã xảy ra trong lúc thiên tai. Ðối với nhiều vị đã lão thành thì tình thương của Sư Phụ do đồng tu mang đến đã an ủi được phần nào trong thời điểm khó khăn.

Thêm vào đó, nhiều chuyện thần kỳ đã xảy ra trong lúc thực hiện công tác cứu trợ. Thí dụ như mỗi lần đồng tu đến đâu, nơi đó đều đã bị cúp điện rồi, khiến nạn nhân bất an không ngủ được. Dù có ngủ được một chút đi nữa, họ cũng bị lay tỉnh bởi những trận hậu chấn sau trận động đất chính. Tuy nhiên, những nơi mà nạn nhân được ăn mì do đồng tu nấu, thì điện chẳng bao lâu phục hồi trở lại và đèn lại sáng. Sư Phụ đã mang ánh sáng về cho những người này và ai nấy đều vỗ tay mừng rỡ! Nhờ vậy nhiều nạn nhân đã được ngủ một giấc ngon lần đầu từ khi động đất.

Phần kết

Trong công tác cứu trợ động đất và mưa bão vào tháng 10 năm 2004, các đồng tu Ðông Kinh và Gunma gặt hái được nhiều kinh nghiệm quý báu. Họ nhận thức được rằng khi chúng ta làm công việc Sư Phụ, đôi khi không có đủ nhân lực, nhưng nếu chúng ta theo sự hướng dẫn của Sư Phụ bên trong, thì những việc dường như không thể làm được lại trở thành làm được. Cho nên tình thương vô bờ của Sư Phụ cũng giống như một cái áo giáp vô hình luôn luôn bảo vệ chúng ta, để chúng ta có thể ủy lạo một cách hữu hiệu cho các nạn nhân thiên tai và những người đang cần giúp về phương diện vật chất cũng như tâm linh. Chúng con vô cùng tạ ơn Sư Phụ!

Chi phí của Thanh Hải Vô Thượng Sư cung ứng cho công cuộc cứu trợ nạn nhân bão táp và động đất tại Nhật Bản
(Tiền tệ: đồng Yen)



 

Thư Cảm tạ

(nguyên văn tiếng Nhật Bản)

Kính gởi quý ông,

Vô cùng cảm ơn lòng tốt của quý vị và đã phục vụ mì Nhậảt nóng hổi ngon miệng vào sáng sớm sau trận động đất. Dân làng Kamitsubono vẫn còn trải qua những trận hậu chấn của động đất và không biết đến lúc nào nguồn nước của họ mới được phục hồi. Cho nên chúng tôi sẽ phải thiếu tiện nghi trong một thời gian, nhưng chúng tôi sẽ ráng hết sức mình vượt qua hoàn cảnh này với sự hợp tác của chính quyền địa phương.

Chúng tôi xin lỗi đã gởi lá thư này trễ, và cũng xin gởi lời cảm tạ những ý lành đầy nhiệt thành của quý vị.

Kính thư,
Dân làng Kamitsubono của Ojiya, Niigata, Nhật Bản


Hành động Tình thương:
Nhật Bản | Panama | Formosa