Báo chí Ðó đây

Giấc mơ Gwangju, Hàn Quốc, ngày 30 tháng 3, 2005

 

Phá hoại môi sinh sẽ mang lại hậu quả tai hại

Ông Jo Myung Dae của trường trung học kỹ thuật tổ chức những hoạt động cứu trợ trong những vùng bị ảnh hưởng bởi trận sóng thần

Người ta chỉ muốn biết tiền quyên góp được là bao nhiêu
***
Thiên tai là vấn đề môi sinh toàn cầu, không phải là vấn đề ngoại vụ
***
"Chúng ta cần giáo dục trong trường học về thiên tai." — Jo Myung Dae

 


Ông Jo và những thành viên khác trong đội cứu trợ cứu giúp những vùng bị trận sóng thần tàn phá ở Tích Lan.

(nguyên văn tiếng Ðại Hàn)

Vào tháng 12 năm 2004, một trận sóng thần khổng lồ đã tàn phá vùng Nam Á, khiến hàng trăm ngàn người chết và mất tích. Sau đó, vào ngày 28 tháng 3, 2005, ngay cả trước khi các nạn nhân có cơ hội hồi phục, thì một trận động đất 8.7 độ trong lòng Ấn Ðộ Dương ngoài duyên hải Sumatra đã khiến cho các cư dân của Nam Dương, Tích Lan, Ấn Ðộ, Mã Lai Á, Thái Lan và những nước khác lo sợ một cơn sóng khác kéo đến.

Khi nghe tin về trận động đất, ông Jo Myung Dae (38 tuổi) giáo sư trường Trung học Kỹ thuật Ðiện tử Gwangju nói: "Những thiên tai xảy ra gần đây không phải chỉ đơn giản là những thảm họa về môi sinh mà chính và là hậu quả của cuộc sống vô ý thức và sự phá hoại thiên nhiên để dùng vào việc phát triển kinh tế. Thật là đáng tiếc. Tôi không thể đi đến đó ngay lập tức. Nó nhắc tôi nhớ đến những hoàn cảnh bất lực của những vùng bị ảnh hưởng bởi trận sóng thần năm vừa qua".

Từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 2 năm 2005, Ông Jo đã tham gia những công cuộc cứu trợ trong những vùng bị sóng thần tàn phá ở Tích Lan bao gồm vùng Matara, nơi mà ông diễn tả: "Những ngôi nhà bị cuốn đi không còn lại một dấu tích và tôi thấy người ta ngồi dưới đất chỗ nhà của họ với gương mặt vô thần. Những mảnh vụn đổ nát bừa bãi và chất chồng cao như núi đến nỗi mà người ta không dám nghĩ đến việc dọn dẹp".

Ông Jo đã là một thành viên của Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư được khoảng mười năm. Những thành viên của Hội đã thực hiện những cuộc cứu trợ và những hoạt động từ thiện khắp thế giới, đồng thời truy tìm một đời sống tràn đầy tâm linh qua thiền định thay vì qua sự làm giàu về vật chất. Vì vậy, sau khi trận sóng thần đánh vào, Ông đã tham gia đội cứu trợ bao gồm ba mươi mốt thành viên người Hàn Quốc, đi đến Matara để phục vụ những nạn nhân. Là đội trưởng của nhóm, ông Jo đã cung cấp cho những người trong vùng bị nạn những nhu yếu phẩm cần thiết trong cuộc sống hàng ngày và đã lãnh đạo những thiện nguyện viên. Nói về công việc của đội, Ông cho biết: "Tôi nghĩ đến việc giúp đỡ những người bị mất thân nhân trong gia đình phục hồi từ sự khủng hoảng tinh thần của họ là điều quan trọng nhất. Ý của tôi nói là chữa lành tinh thần của họ. Cho nên chúng tôi đã chuẩn bị một chương trình đặc biệt cho các em nhỏ ở địa phương và cũng mướn những máy móc loại nặng và dọn dẹp ngày đêm những đống rác chồng chất khổng lồ với những thành viên của chúng tôi. Vì vậy các em nhỏ đã trở nên vui vẻ hơn và dân làng bắt đầu hồi phục tinh thần trở lại và có một chút sinh khí trên gương mặt của họ. Bản chất của người dân địa phương rất đơn thuần và chất phác nên họ phục hồi lại sức mạnh rất lẹ".

Sau khi trở về Hàn Quốc, Ông Jo đã viếng Trung tâm lao động của người nước ngoài ở Gwangju để gặp những công nhân người Tích Lan và báo cho họ biết tình trạng của thân nhân họ ở quê nhà Matara. Ông Jo nói "Khi chúng tôi thấy những tin tức về thiên tai, họ chỉ nói về số tiền quyên góp được là bao nhiêu. Như vậy người ta dễ dàng quên đi về những thiên tai. Nhưng khi chúng tôi đến Tích Lan ba tuần sau trận sóng thần, không có gì được thay đổi cả", Ông còn nhấn mạnh thêm "Chúng ta nên nhìn những trận thiên tai như là một vấn đề môi sinh toàn cầu, không phải là vấn đề ở nước ngoài".

Trong lúc dạy học, ông nhấn mạnh với các học sinh mục đích mà kỹ thuật được dùng vào. Ông cũng thích thú trong việc chế tạo xe hơi dùng năng lượng trong sạch. Ông cũng đang theo học ngành môi sinh ở trường đại học Green ở Hamyang-gun thuộc tỉnh Kyungsangnam-do.

Ðể kết luận, ông Jo nói: "Trường học không có cung cấp đầy đủ giáo dục về môi sinh. Chúng ta nên dạy dỗ các con em của chúng ta chú trọng đến vấn đề môi sinh trong cuộc sống hàng ngày. Nếu chúng ta lạm dụng thiên nhiên, những hậu quả chắc chắn sẽ quay ngược lại ám ảnh chúng ta". Ông Jo cũng nói thêm rằng qua qua trận sóng thần Nam Á gần đây, chúng ta có thể học hỏi về bản chất của những vấn đề mà con người phải đối diện. (ký giả Jo Sun)

 

Báo chí Ðó đây
Bạn tốt của con người cứu một em bé bị bỏ rơi ở Kenya