Phát triển Thượng Ðế Tánh của mình qua diễn xuất nghệ thuật

 

 

 




Do sư tỷ đồng tu Eva Gyurova, Sofia, Bảo Gia Lợi
(nguyên văn tiếng Anh và Bảo Gia Lợi)


Chúng ta những đồng tu tại gia của Sư Phụ vẫn còn làm việc ngoài đời và không khỏi đối diện với câu hỏi là nghề nghiệp của mình có hữu dụng gì và giúp ích gì cho người khác. Ðối với một số nghề nghiệp như bác sĩ, người làm việc nhân đạo, và giáo sư thì lý tưởng cao thượng đàng sau tất nhiên rất rõ ràng. Nhưng những sinh hoạt khác cũng được thúc đẩy từ một ước vọng trong ý thức hay vô thức muốn được làm chủ chính mình, nhận thức được Thượng Ðế Tánh bên trong, và nhờ đó khiến chúng ta phục vụ kẻ khác càng hữu hiệu hơn.

Lực lượng sáng tạo gợi cảm hứng cho chúng ta diễn đạt chính mình qua công việc nghệ thuật là một ví dụ của tiến trình này. Nghệ thuật không phải chỉ dạy chúng ta thương yêu vẻ đẹp và sự hài hòa, mà còn xui khiến một sự khao khát trong lòng muốn hiểu biết chính mình và nhận thức những tiềm năng của mình. Nghệ thuật diễn xuất và nhảy múa từ trước tới nay luôn luôn cuốn hút tôi, nhưng tôi không bao giờ hiểu tại sao. Rồi, sau một thời gian trên sân khấu và trong phòng tập vũ, tôi dần dần khám phá ít nhất cũng một phần nào sự trả lời cho câu hỏi ấy.

Trong lúc nhảy múa hay diễn xuất, người diễn viên hoàn toàn ý thức và sử dụng thân thể, đầu óc và linh hồn, và họ bắt buộc phải để ý tới những phẩm chất bên trong và bên ngoài chính họ mà trong đời sống hàng ngày họ không để ý đến. Hơn nữa, một số diễn viên tài ba nhất đã thú nhận rằng trong lúc trình diễn họ có những thể nghiệm ra ngoài thân thể. Và qua thể nghiệm chứng kiến chính mình thay vì trình diễn một cách ý thức, họ đã học quan sát và sử dụng hình hài vật chất của họ một cách khách quan hơn, và họ nhận thức được rằng có một lực lượng khác nữa bên trên khía cạnh thân thể của đời người.

Những nhân vật nổi tiếng trong sân khấu kịch nghệ đã phát huy kỹ thuật giúp thực hiện tiến trình sáng tạo này và nhiều giáo sư dạy về diễn xuất cũng nói đến việc nới rộng ý thức ra khỏi phạm vi thân thể. Nguyên tắc căn bản là một người càng tập trung vào một đồ vật hay nhân vật nào bên ngoài chính họ thì ý thức hệ của họ mở rộng hơn lên. Có người gọi sự kiện này là "thân thể mở rộng", có người gọi nó là "thân thể giãn ra". Nhưng quan trọng ở chỗ là nó nó khiến cho một diễn viên nghệ thuật trở nên có ý thức, mở rộng và hiểu rõ nhiều hơn sự vật chung quanh.

Sau khi áp dụng một vài kỹ thuật và nguyên tắc này cho chính mình trong kịch nghệ và khiêu vũ, tôi cũng có thể nghiệm được cảm giác "siêu thức" tuyệt diệu này. Trạng thái ấy cho phép người nghệ sĩ gạt bỏ mọi tư tưởng vướng bận cá nhân và thoát ra khỏi những khuôn mẫu hành xử theo thói quen tập quán hầu nhận thức được nhiều tiềm năng để sửa đổi cho tốt hơn. Ðiều này xảy ra là do nhìn thấy được chính mình từ bên ngoài, nhờ vậy một người có thể kiểm soát được chính họ nhiều hơn, do đó nghệ thuật diễn xuất có thể trở thành một công cụ rất tốt để khắc phục ngã chấp.

Dĩ nhiên Sư Phụ cũng tìm cơ hội dạy chúng ta tiến trình này, gần đây nhất là trong những cuốn băng Hung gia Lợi, khi Ngài nói về tầm quan trọng của việc lưu ý đến người khác và môi trường chung quanh chúng ta. Sư Phụ nói mỗi khi mình cảm thông và giúp đỡ người khác, hành động này mở rộng chúng ta. Rồi dần dần, từng chút, từng chút, chúng ta sẽ trở thành rộng lớn hơn, vĩ đại hơn. Hơn nữa, lý tưởng của chúng ta trở nên cao đẹp hơn lên vì chúng ta quan sát thế giới từ một quan điểm rộng rãi hơn, không còn ở trong phạm vi thân thể hay quan tâm cá nhân nữa. Và ai có thể làm thí dụ điển hình cho hiện tượng này hoàn mỹ hơn là Sư Phụ của chúng ta? Nhìn Ngài chúng ta thấy một Chúng Sinh tỏa rạng tình thương và lực gia trì đến từng ngõ ngách của vũ trụ, đến mỗi một sinh vật bên trong đó.

* Sư tỷ Eva Guyrova là một diễn viên kiêm tiến sĩ khảo cứu.

Giới thiệu trang này đến bạn