Những cải thiện tích cực trên tinh cầu

The Ánh sáng của Libya nay

Now chiếu rạng

cho cả thế giới thấy

Do Ban Báo chí Florida (nguyên văn tiếng Anh)

LIBYA

Vào ngày 15 tháng 5, Kim niên 3 (2006), Hoa Kỳ tuyên bố sẽ mở quan hệ ngoại giao toàn diện với quốc gia Libya. Một tòa đại sứ Hoa Kỳ mới đang được xây dựng ở thủ đô Tripoli của Libya. Hai quốc gia đã thề là thù địch hơn 25 năm qua, cho đến khi Libya bất ngờ tuyên bố bãi bỏ vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và hóa học vào năm 2003. Tháng 2 năm nay, Libya thậm chí đã cho các kỹ thuật gia Hoa Kỳ vào để tháo gỡ và tiêu hủy vũ khí hóa học.

Theo nhà lãnh đạo Libya, Muammar Qadhafi thì "Thế giới đã thay đổi đáng kể và triệt để. Phương pháp và ý niệm phải thay đổi, và là một người cách mạng và tiến bộ, tôi đã theo trào lưu này".

Từ lâu bị xem là một trong những chế độ áp bức nhất thế giới, Libya gần đây đã có nhiều tiến triển nhanh chóng về nhân quyền, đến mức độ họ dự trù bãi bỏ bản án tử hình. Về phương diện giáo dục, địa vị của phụ nữ và diệt trừ nạn đói, thì Libya nay là một trong những quốc gia dẫn đầu Châu Phi. Phần nhiều sự cởi mở mới mẻ cho những thay đổi của quốc gia đều do con trai của Qadhafi, ông Sayf - người tốt nghiệp từ trường Ðại học Kinh tế Luân Ðôn - đã tận tâm bồi dưỡng những liên hệ mật thiết hơn với phương Tây, và đã phát biểu công khai cho nền dân chủ ở Libya.

Libya hiện nay mở rộng phong cảnh diễm tuyệt của quốc gia này, bao gồm 2000 km (1.243 miles) bờ biển sơ khai, cho khách du lịch. Các ngành kỹ thuật như điện thoại cầm tay, nối kết mạng điện toán và truyền hình vệ tinh đang trở nên thông dụng. Trong khi đó, Libya vẫn bảo tồn một nền văn hóa cổ truyền hưng thịnh của âm nhạc, khiêu vũ, nghệ thuật và tôn giáo. Hầu hết chương trình của các đài truyền hình địa phương đều chiếu những nhạc sĩ truyền thống Libya.

Song song với việc sở hữu trữ lượng dầu hỏa lớn nhất ở Phi Châu, Libya có lẽ có thêm một kho báu nữa, chôn vùi 500 mét dưới sa mạc Sahara, đó là trữ lượng mênh mông nước hóa thạch thuần túy từ Thời kỳ Băng Ðá trước kia, có đủ nước hóa thạch để phát triển nông nghiệp trên toàn sa mạc Libya, cũng như cung cấp nước uống cho vài trăm năm. Chính phủ bắt đầu bơm nước ra qua con sông nhân tạo, một công trình nhiều giai đoạn đã bắt đầu cung cấp nước cho Tripoli từ năm 1996. Con sông, theo nhận định của các chuyên gia, là công trình kỹ thuật lớn nhất thế giới, dự trù sẽ được hoàn thành trong vòng 25 năm tới đây. Nhưng đến lúc Libya bị cạn đi nguồn nước hóa thạch, thì kỹ thuật khử muối từ biển Ðịa Trung Hải đã có thể thực hiện được, và cả quốc gia sẽ phát triển thành một trong những hòn ngọc sáng giá của Bắc Phi. 

Giới thiệu trang này đến bạn