Kenya


Công trình đào giếng đang tiến triển để giúp nạn nhân hạn hán tại Kenya


Tường trình dựa theo cuộc phỏng vấn qua điện thoại gọi từ nước ngoài do ban báo chí Ðài Bắc, Formosa, thực hiện (nguyên văn tiếng Trung Hoa)


Kenya là một quốc gia ở vào miền đông Châu Phi, đã từ lâu hạn hán hăm dọa đời sống của hàng triệu người dân. Vô cùng quan tâm trước thảm trạng này, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã chỉ thị đồng tu giúp dân chúng địa phương đào giếng tìm mạch nước. Vâng lời Sư Phụ, các đồng tu lập tức liên lạc những công ty tại đây khởi động công trình đào giếng. Tuy không tìm được mạch có đủ nước cho tới hầu như gâàn đây, nhưng cả nhân viên đào giếng lâãn đồng tu nhất định cố gắng hết mình, hy vọng giải tỏa được vấn đề thiếu nước cho những người sống tại đây, càng sớm càng tốt.

Vì sự trầm trọng của tình trạng hạn hán và vì quốc gia quá rộng, đồng tu nhận thấy cần phải tập trung vào những khu vực gần thủ đô, đông dân hơn, chuyển vận dễ hơn, sẵn có nhiều kỹ thuật, máy móc dụng cụ để tìm mạch nước mau hơn. Do đó các đồng tu quyết định bắt đầu công cuộc đào giếng tại Kangundo, một ngôi làng trên vùng núi với 4000 dân số, ngõ hầu cung cấp nước cho những người sống trong những nơi hẻo lánh. Tiêu chuẩn cao cho đồng tu cũng như công ty đào giếng là: "Lợi ích nhiều người trên hết và đào cho mau". Theo lời vị sư huynh phối hợp dự án này thì nhiều ngày trước khi ký giao kèo với công ty đào giếng vào tháng 4 năm nay, thì trời có mây đen nhưng không mưa. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày ký giao kèo, mưa to đổ xuống và tiếp tục mưa như vậy khoảng hai tuần lễ. Thậm chí tới bây giờ, thỉnh thoảng cũng còn một vài trận mưa nhẹ tạm thời cứu vãn hạn hán. Ðây quả là một sự nhiệm mầu.

Ở Kenya, phải có giấy phép hợp lệ của chính phủ thì mới được đào giếng, tiến trình này bình thường phải mất một tháng mới xong. Cũng may là nhờ sự gia trì của Sư Phụ mà các đồng tu được giấy phép chỉ trong vòng một tuần lễ, thậm chí cũng không cần phải có sự chấp thuận từ những hội đoàn quốc tế thích đáng. Cuối tháng 4, với sự hướng dẫn của một chuyên gia kỹ thuật do chính phủ Kenya giao phó, các đồng tu và thợ đào giếng đi xe băng qua những xa lộ chính lên vùng núi, và cuối cùng đặt chân tới Kangundo, một ngôi làng trên núi với số dân 4000 người và luôn luôn thiếu nước.

Chuyên gia kỹ thuật trước tiên chọn một điểm mà rất có thể có nước. Công ty đào giếng cũng ước lượng đào sâu 80 mét là sẽ có nước. Nhưng chẳng may, họ đào mà không thấy nước. Trưởng công ty quyết định đào một điểm khác và đã tìm thấy nước dưới bề sâu 120 mét. Tuy nhiên, mạch nước quá nhỏ, không đủ để dùng sau mùa mưa. Thế là họ quyết định đào sâu thêm nữa, 180 mét. Với 20 năm kinh nghiệm đào giếng, công ty gốc tại Hoa Kỳ này hiếm khi nào đào mà không tìm thấy nước.
Dân làng cầu nguyện chân thành

Nghe tin một nhóm người ngoại quốc tới đào giếng, dân làng hồ hởi đến chào đón họ. Trong lúc chào mừng, họ cho biết mùa mưa đã qua rồi, nhưng năm nay họ không thấy mưa như những năm bình thường. Mùa mưa ở Kenya là vào tháng 2 và 3, và một mùa mưa nữa ngắn hơn vào tháng 10 và 11. Dân làng nói rằng hai năm qua trời mưa rất ít, nên mới bị hạn hán và chỗ nào cũng thiếu nước. Ðài truyền hình địa phương thường hay chiếu những thiệt hại nhân mạng gây ra bởi thiếu nước. Tuy nhiên, chính phủ khó có thể giúp đỡ những nơi thôn dã, một vài chỗ đi lại bất tiện, muốn đi lấy nước phải mất mấy tiếng đồng hồ. Cho nên, dân làng nói rằng họ rất may mắn có người nhân từ như Thanh Hải Vô Thượng Sư, không quan hệ gì cả mà lại đoái hoài thương yêu họ và lo lắng vấn đề thiếu nước cho họ. Họ hết lòng biết ơn và thành tâm cầu nguyện Thượng Ðế ban phước lành cho nhà từ thiện này. Một nhóm sinh viên từ tiểu bang Texas, Hoa Dân làng cầu nguyện chân thành Kỳ, đến đó thăm viếng, nói rằng: "Nếu trên đời này mà có thêm nhiều người biết thương yêu săn sóc cho kẻ khác như Thanh Hải Vô Thượng Sư thì thế giới chắc chắn sẽ trở nên tốt hơn".

Tới ngày 2 tháng 6, giếng đã đào sâu được 160 mét và sẽ tiếp tục cho đến khi đạt 180 mét, hy vọng sẽ có nước nhiều hơn. Vì nhiều trẻ em ở khu vực Masai cần giúp đỡ, các thợ đào giếng cũng quyết định đào một giếng nước thứ hai tại vùng này. Theo thống kê địa phương thì trong năm vừa qua, số thú vật đi ngang qua Kenya đã giảm xuống rất nhiều, và nhiều người chết vì thiếu nước do hạn hán gây ra. Kenya với dân số 33 triệu người, hiện có hệ thống nước lệ thuộc vào nước thiên nhiên trên mặt như sông hồ cũng như nước dưới lòng đất từ giếng đào bởi chính phủ và các mạnh thường quân trên thế giới, nhưng chỉ đủ thỏa mãn nhu cầu cho khoảng 13 triệu người. Vì thiếu nước nên nông nghiệp cũng phải ngưng lại, gây nên tình trạng thiếu thực phẩm. Cho nên người dân chết không những vì khát mà còn chết vì đói nữa. Do đó đào giếng để lấy thêm nước ở quốc gia Kenya là có thể giải quyết tận gốc vấn đề.

Ðồng tu tin rằng với tình thương và sự gia trì của Sư Phụ, dự án đào giếng sẽ xảy ra trôi chảy hơn và hữu hiệu hơn. Hy vọng những hành động như vầy sẽ khuyến khích các hội đoàn quốc tế phát động những dự án đào giếng tương tự để dân chúng Kenya không còn khổ sở vì nạn thiếu nước. Và họ hy vọng những nỗ lực trên có thể tăng cường hệ thống nước tại Kenya trong một tương lai gần, hầu cung cấp cho cư dân cũng như những bạn thú nguồn sống cam lồ ngon ngọt. Khi nông nghiệp và vấn đề thực phẩm được giải quyết thì lần lần quốc gia sẽ phục hồi và có thể tự túc.  


Giới thiệu trang này đến bạn