Cảm nghĩ về thi phẩm và nghệ thuật của Sư Phụ


Một tiểu sử được tiết lộ
qua những vần thơ vượt thời gian

 

Bài viết của Light Shadow

Trong những năm gần đây, càng ngày càng nhiều người thành khẩn xin Thanh Hải Vô Thượng Sư cho phép xuất bản tiểu sử của Ngài. Nhưng Ngài ngỏ ý là không biết nên bắt đầu từ đâu. Vì thế việc này đã không thực hiện. Nhưng thật ra, các tuyển tập thơ của Sư Phụ chính là tiểu sử của đời Ngài trải qua hơn suốt nửa thế kỷ. Những bài thơ này, ngoài việc cung cấp những tài liệu trực tiếp, còn tràn đầy những cảm xúc chân thật mà không có một dấu vết nào của sự khoa trương hoặc che đậy, thường tìm thấy trong tiểu sử của những bậc vĩ nhân.

Có lẽ khi Sư Phụ viết xuống bài thơ đầu tiên lúc vừa bảy tuổi, Ngài có một ý thức mơ hồ là ngọn bút đơn sơ, giản dị sẽ đóng một vai trò diễn tả kinh nghiệm và suy tư của Ngài qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đời sống. Nhưng Ngài có lẽ không nghĩ rằng những bài thơ có lúc lãng mạn, có lúc ưu tư này, lại có ngày trở thành di sản trân quý của nhân loại.

Ngòi bút của Thi sĩ thật trung thực. Nó phản ảnh trung thực tình thương cùng nỗi đau khổ tràn đầy bên trong của Ngài. Ngài đã không cầm giữ dòng tư tưởng cũng như không phân vân suy tính, bởi vì thế giới thơ văn hoàn toàn tự do phóng khoáng. Tuy nhiên một người phải thật sự can đảm mới có thể tiết lộ những kinh nghiệm riêng tư và cảm xúc thầm kín của mình cho công chúng bình phẩm. Bởi vì sự can đảm này bắt nguồn từ tình thương, cho nên đây là một hồng ân lớn cho thế giới mà Sư Phụ từ bi đã ưu ái cho phép in tuyển tập thơ của Ngài. Những vần thơ này khiến cho chúng ta được gần gũi với trái tim bao la của một thánh nhân, nghe tiếng thở dài buồn bã của Ngài khi chưa tìm được tình yêu chân thật và nỗi vui mừng với Ngài khi tình yêu này đã được tìm thấy.

Nhìn một linh hồn vĩ đại cuối cùng đã vượt qua những ràng buộc của thế giới và thoát thai thành cầu vồng tâm linh muôn sắc huy hoàng, độc giả có thể thấy trước tương lai chính mình tràn đầy hy vọng và hứa hẹn qua những sắc màu thể hiện trên những trang thơ này.

Ðối với người đi tìm tình yêu thánh thiện, thơ của Sư Phụ không những chỉ thay mặt cho "Bước tiến của người hành hương" ("A PilgrimỖs Progress" Ố bản văn của John Bunyan), mà còn như là "Cú đấm" ("Faust" Ố vở kịch của Goethe), diễn tả con người ao ước vườn địa đàng như thế nào, khao khát một tình thương chân thật, để được an ủi cho vơi bớt nỗi bất công và khó khăn trong đời, nhưng vì bị lún sâu trong cạm bẫy của thế giới này, đã không làm được gì, lại để hụt mất tình yêu chân thật.

Thơ Sư Phụ được các nhạc sĩ Âu Lạc cũng như các nhạc sĩ trên các quốc gia khác đón nhận một cách nồng nhiệt. Vô số những bài hát dựa trên lời thơ của Ngài, soạn thành những bản nhạc rất được ưa chuộng (xem chú thích 1 ). Những vần thơ diễn tả cảm xúc bình thường của con người, thí dụ như tình yêu và nỗi buồn. Ðiều làm cho thơ của Ngài đặc biệt phi phàm, đó là sự kết nối và phối hợp tinh tế giữa những vần điệu, cùng tình thương vô hạn ẩn sau lời thơ, phải là đến từ nhiều kiếp tu hành mới có thể diễn đạt được. Nó mang lại cho những bài thơ một sắc thái độc đáo về sự ngây thơ và hồn nhiên, cũng như lực lượng tâm linh trong đó, để lại cho người đọc một ý thức trân quý đời sống và mọi tư tưởng phủ định đều tan biến.

Kỷ Niệm Vàng Thau diễn tả trung thực quãng đời niên thiếu của Thi sĩ trong thời chiến. Tuyển tập này bao gồm những bài thơ thuở xưa của Sư Phụ, viết về thân phụ, thân mẫu, các chị, người giúp việc, hàng xóm, và những người khác. Vào thời đó, quốc gia của Ngài chìm đắm trong chiến tranh. Không tìm được câu trả lời từ Thượng Ðế cho những câu hỏi của mình, nhà Thi sĩ tí hon tuôn tràn nỗi lòng trên trang giấy.

Sư Phụ có một trái tim mẫn cảm lạ thường từ khi còn niên thiếu. Ngài còn có khả năng làm quân bình sự bất công. Sống trong thế giới khổ đau, nhà thơ tự nhiên lãnh sứ mạng "gieo rắc hạt giống tình thương". Ngài làm việc tận lực để nuôi dưỡng cánh đồng ân phước trong tim con người, để cho "hoa tình thương" có thể nở rộ giữa nhân loại. Kỷ Niệm Vàng Thau cũng biểu lộ niềm ước ao lãng mạn của một thiếu nữ trẻ với những mật ngọt tình đầu.

Kỷ Niệm Vào Quên kể lại những mối tình của Thi sĩ khi mới lớn. Qua ngòi bút xuất sắc, Ngài đã viết về những thầm thương trộm nhớ, yêu và được yêu, nỗi đam mê ngây ngất của cuộc tình và niềm đau khi tan vỡ. Cho nên, Ngài cất tiếng hát ngợi ca sức mạnh của tình yêu lãng mạn, một trong những phẩm chất mà con người hãnh diện nhất. Nhưng khi nằm xuống suy nghĩ và thở phào sau khi đọc thơ của Ngài, người ta dường như khám phá ra một thông điệp qua những vần thơ, cái tình yêu lãng mạn đó chỉ là khởi điểm cho tình yêu của vũ trụ bao la. Sau những mất mát là kinh nghiệm và bình lặng phục hồi, từ đó trí huệ được hiển lộ.


Trời đất lạnh cũng vô tình như khách lạ.
Chiều tương giang nghe gió lạnh đôi bờ.
Nắng đã úa và mưa sầu rền rã.
Sao thuyền về chưa mang lại tình xưa?

…….
 
Cho ta reo năm phương trời xích lại
Và liên hoan, mời thế giới chung vui.
Cho ta thắp lửa vàng muôn đỉnh núi,
Cho đông về thôi không lạnh ngày mai.


 

~ trích từ "Tình Ca 1", Kỷ Niệm Vào Quên
 <<
 >>
Giới thiệu trang này đến bạn