Sau thiên tai ở Nam Dương, một tình thân hữu quốc tế được hình thành

Ban Báo chí Yogyakarta, Nam Dương (nguyên văn tiếng Nam Dương)

Vào ngày 27 tháng 5, 2006, Nam Dương đã bị trận động đất nặng nề với chỉ số 6,3 trên địa chấn kế Richter. Trung tâm địa chấn nằm gần bờ biển phía nam của đảo Java, cách thành phố cổ Yogakarta 20 cây số về hướng nam. Huyện Bantul, tọa lạc giữa trung tâm địa chấn và Yogakarta, đã bị thiệt hại nặng nề, có đến 16 trong số 26 trung tâm y tế đã bị hủy hoại. Vì vậy, dịch vụ y tế là điều cần thiết khẩn cấp nhất ngay sau cơn động đất.1

Sự đáp ứng của quốc tế rất nhanh chóng và hiệu quả, với trên 20 quốc gia đã đóng góp nỗ lực cứu trợ. Quân đội Mỹ đã cung cấp cứu trợ y tế với những dụng cụ tối tân, nhân viên nhiều kinh nghiệm và hàng tiếp tế cần thiết. Những đơn vị không quân từ Ðảo Guam cùng những đội hải quân từ bệnh viện nổi USNS Mercy , hàng không mẫu hạm USS Essex và Lực lượng Thủy quân lục chiến Viễn chinh Ðệ tam từ Okinawa đã cùng phối hợp làm việc để phụng sự dân chúng Nam Dương. Ðội của bệnh viện nổi USNS Mercy đã đến Nam Dương từ Phi Luật Tân, nơi mà bệnh viện nổi này đang cung cấp trợ giúp y khoa và giúp đỡ tái thiết vùng đảo Jolo, đã bị hủy hoại do trận đất chùi trong tháng 2. 2

Căn cứ của nỗ lực cứu trợ y tế Mỹ quốc được đặt tại Vận động trường Pacar, một vận động trường túc cầu của huyện Bantul. Lực lượng Thủy quân lục chiến Viễn chinh Ðệ tam, với đội ngũ trên 100 người, đã dựng một bệnh viện di động tại đây. Cơ sở gồm có một trung tâm điều trị chấn thương, một phòng thí nghiệm và một phòng giải phẫu di động. Trong vòng vài ngày sau khi đến nơi, những bác sĩ thủy quân lục chiến đã chữa trị hàng trăm người và đã cứu vô số mạng sống.3

Vào ngày 5 tháng 6, các đồng tu địa phương từ Trung tâm Yogakarta đã đến viếng thăm bệnh viện lưu động này. Ðồng tu được tiếp đón bởi trung úy Eric Tausch, phát ngôn viên Ðội y tế Quân đoàn Thủy quân lục chiến Mỹ. Trung úy Tausch giải thích rằng đội của ông đã từng phục vụ ở Tích Lan, Nam Dương và Thái Lan sau trận sóng thần năm 2004, và tại Pakistan sau trận động đất năm 2005. Trung úy Tausch phát biểu: "Khi giúp đỡ người khác, chúng ta và họ sẽ trở thành bằng hữu". Một tình thân hữu quốc tế đã tràn ngập trong bệnh viện, nơi đội y tế gồm những người Nam Dương, Phi Luật Tân, Úc và Mỹ cùng làm việc bên cạnh quân đội địa phương, để hoàn thành mục đích chung là cung cấp những dịch vụ tốt đẹp nhất cho các nạn nhân.4

Ngoài bệnh viện ở Vận động trường Pacar, còn có một đội y tế lưu động. Những thành viên trong đội có nhiệm vụ tìm những người thương tích hay bệnh tật và đưa họ đến vận động trường điều trị. Thân nhân trong gia đình được phép ở lại trong một trại lều bên trong vận động trường, trong khi các bệnh nhân được chữa trị. Ngoài ra, trung úy Tausch đã bỏ chút thì giờ đưa các đồng tu đi thăm viếng cơ sở. Bên trong lều giải phẫu, đồng tu rất cảm phục khi thấy các vị bác sĩ đã hết lòng điều trị những bệnh nhân bị thương nặng.

Ðoạn cuối cuộc viếng thăm, Trung úy Tausch đã chia sẻ kinh nghiệm của ông với đồng tu. Ông gần rơi nước mắt khi diễn tả việc một người cha đã hy sinh mạng sống để cứu con cái thoát ra căn nhà đang cháy và sụp đổ. Trung úy Tausch rất cảm phục khả năng phục hồi của người dân Nam Dương, ông nói trong đau khổ họ vẫn giữ lịch sự và kiên nhẫn Ố thậm chí còn gượng cười trong lúc được được điều trị.

Ðồng tu thành tâm cảm tạ trung úy Tausch và đội y tế đã hết lòng thương yêu giúp đỡ những nạn nhân động đất. Ông trả lời một cách khiêm nhường rằng ông rất vinh hạnh có được cơ hội phụng sự các nạn nhân động đất. Ðể cảm tạ, đồng tu tặng Trung úy Tausch bức hình nhỏ của Thanh Hải Vô Thượng Sư, và ông đã nhận với lòng cảm tạ. 
 
Giới thiệu trang này đến bạn