KENYA



Cuộc thăm viếng tiếp theo dự án đào giếng thứ hai tại Kenya


Trung tâm Nairobi ghi chép (nguyên văn tiếng Anh)
Một phụ nữ Masaai đang vui vẻ xách nước


Vào ngày 14 tháng 9, Kim niên 3, 2006, đại biểu của Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư đã đi thăm kết quả dự án đào giếng thứ hai tại trường tiểu học Korrompoi, cách Nairobi 1 tiếng lái xe. Ðại biểu của Hội đã được vị hiệu trưởng trường, một trong số những giáo viên, hàng trăm học sinh và một số cư dân địa phương ra tiếp đón.

Những học sinh đang chuẩn bị ăn trưa, và đồng tu có thể thấy ngay được lợi ích lớn lao cho các trẻ em và cư dân địa phương, đang xếp hàng rửa tay, và một số đang lấy nước sạch để uống trong bữa ăn. Những trẻ em cũng xếp hàng để nhận những bữa ăn chay gồm có bắp ngô. Trong khi những người quay phim thâu hình những trẻ em đang sinh hoạt vui vẻ, vị hiệu trưởng, ông Daniel Naingola, đã ngỏ lời cám ơn và bày tỏ lòng cảm kích đến Thanh Hải Vô Thượng Sư, Hội của Ngài và công ty đào giếng Living Water International. Ông cũng cảm tạ về những thay đổi trong đời sống dân làng khi nhận được nước sạch.

Người dân bộ lạc Swahili


Ông Daniel Naingola cho biết, trước đây những trẻ em phải lấy nước dơ từ một giòng sông, chỉ chảy xuống vài tháng trong mỗi năm và cách xa trường nhiều cây số. Nếu muốn ăn trưa tại trường, các trẻ em phải tự đem nước đến cho ban nhà bếp để nấu bữa ăn. Trước khi có dự án đào giếng, nhiều trẻ em, trong đó có nhiều em chỉ mới 3 tuổi, phải đi bộ nhiều tiếng đồng hồ đến trường và phải tự xách theo nước. Thông thường, khi đến trường các em đã mệt nhoài, tạo nên bầu không khí mất vui cho nhiều trẻ em, tuy mệt mỏi nhưng vẫn phải cố gắng tập trung vào việc học.

Vị hiệu trưởng cho biết, hiện tại từ khi nước sạch luôn luôn sẵn có, mọi người đã trở nên rất vui vẻ. Các trẻ em có thêm nhiều năng lực, tập trung nhiều hơn trong lớp học và đã có điểm cao hơn. Các học sinh không còn gánh nặng phải đem nước dơ đến trường học. Ngoài ra, các em cũng có được bữa ăn chay tại trường mỗi ngày, do Chương trình Thực phẩm Thế giới (World Food Programme) cung cấp. Thật khó có được bữa ăn bổ dưỡng như vậy nếu các em chỉ ở nhà không đến trường. Hiện tại, những cư dân địa phương trong những ngôi làng lân cận cũng có thể đến trường lấy nước quanh năm.

Tiếp theo, đồng tu đi thăm viếng một số dân địa phương ở những làng cách trường vài cây số cũng hưởng được lợi ích từ dự án đào giếng. Một bộ lạc Masaai hiện đang sống tại một ngôi làng lân cận. Khi đồng tu đến, những bà mẹ người Masaai đang đi đến từ cánh đồng, trên tay xách những xô nước, và mặc những y phục truyền thống xinh đẹp đầy màu sắc. Ông Daniel Naingola đã giới thiệu đồng tu với những cư dân xinh đẹp này. Sau khi đặt những thùng nước xuống, những phụ nữ đã tự động quây quần trình diễn một màn vũ chào mừng quan khách đến thăm viếng.

Một đồng tu đeo hình Sư Phụ đã giải thích cho những phụ nữ bộ lạc rằng Sư Phụ đã ban trải tình thương, tài chánh, và chỉ thị cho đồng tu đem nước sạch đến cho họ. Các phụ nữ ngỏ lời cám ơn về tất cả những điều Sư Phụ đã ban cho họ, và nói rằng họ ước muốn được đích thân cảm tạ Ngài.

Bà cụ 99 tuổi thành tâm cám ơn và tỏ lòng cảm kích đến Sư Phụ


Một gia đình gần đó có một bà cụ già 99 tuổi. Sau khi thành viên của Hội giải thích mục đích cuộc viếng thăm, bà thành tâm cám ơn và tỏ lòng cảm kích đến Sư Phụ đã đem nước sạch đến cho gia đình bà.

Ðối với tất cả đồng tu trong cuộc thăm viếng này, thật cảm động khi thấy mọi người đều cảm kích và biết ơn tặng phẩm nước sạch và tình thương đến từ Thượng Ðế.

Biên lai: Chi phí cho giếng thứ ba ở Kenya tổng cộng là 30.000$ mỹ kim
(xin xem bài tường trình trong Bản Tin 174, mục “Hành động tình thương” )


Giới thiệu trang này đến bạn