"Hiệu ứng cánh bướm"




Do Ban Báo chí Tân Trúc, Formosa (nguyên văn tiếng Trung Hoa)
Trong năm 1972, nhà khí tượng học Hoa Kỳ Edward Lorenz đã ấn hành kết quả cuộc khảo cứu dài một thập niên của ông, trong bài diễn văn và báo cáo mang tựa đề "Khả năng dự đoán: một cánh bướm vỗ ở Ba Tây có tạo nên cơn lốc tại Texas chăng?" trong buổi hội nghị của Hội Thăng tiến Khoa học Hoa Kỳ tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Ông miêu tả một số hệ thống cho thấy sự lệ thuộc bén nhạy vào điều kiện lúc ban đầu, và một thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu của một hệ thống năng động có thể tạo sự thay đổi to lớn trong kết quả lâu dài. Ông đặt tên hiện tượng này là "Hiệu ứng cánh bướm", dựa trên sự kiện một con bướm vỗ cánh có thể gây nhiễu loạn trong bầu không khí chung quanh, tạo nên một luồng không khí nhẹ. Kế tiếp, luồng không khí nhẹ này có thể gây nên những thay đổi tương ứng trong bầu không khí, hay những hệ thống khác trong môi trường, và sự phản ứng dây chuyền cuối cùng có thể đưa đến những thay đổi lớn trong những hệ thống khác. Ông Lorenz nhấn mạnh rằng, mỗi cái vỗ cánh của con bướm, và mỗi hành động của từng người, sẽ phản ảnh lên khí hậu toàn cầu.

Từ quan điểm tâm linh, "Hiệu ứng cánh bướm" nhấn mạnh sự quan trọng của tư tưởng, và sự tương quan giữa các hành động, lời nói và tư tưởng, biểu hiện định luật toàn cầu rằng "Vạn vật đồng nhất thể". Dù các khoa học gia chưa thật sự hiểu rõ lực lượng tâm linh đang làm việc đàng sau thế giới này, họ đã đi xa hơn cách khảo cứu thông thường là chỉ dựa vào những lý thuyết khoa học, để nhận biết rằng tất cả mọi sự việc đều tương quan, tương tác. Ðiều này cho thấy họ đã thăng hoa lên một đẳng cấp tâm thức cao hơn, và bây giờ họ quan sát thế giới chúng ta đang sinh sống từ đẳng cấp đó.