Nghệ thuật

tâm linh
 


Kịch nghệ, một hành trình đầy cảm hứng




Do sư tỷ đồng tu Thiên Châu, Ba Lê, Pháp Quốc (nguyên văn tiếng Anh)
Cách đây vài năm sau một buổi lễ truyền Tâm Ấn, Sư Phụ đang trả lời câu hỏi của các đồng tu mới. Ngài nói đời sống của chúng ta trên thế giới này giống như một sân khấu vậy. Ðiều này khiến tôi bối rối vì tôi không thể hiểu ra ngay lúc đó lý do của sự sống chúng ta trên địa cầu, cho nên tôi hỏi Sư Phụ vậy chúng ta nên làm gì khi mọi sự chấm dứt. Dĩ nhiên câu trả lời của Ngài là: "Chúng ta đi về Nhà". Ngài nhìn tôi nhẹ nhàng nháy mắt: "Quý vị muốn về Nhà chứ?" "Dạ phải", tôi trả lời, nhớ lại lúc đó nghề nghiệp của tôi là về kịch nghệ. Sao tôi lại không nghĩ ra được? Sau khi chúng tôi trình diễn xong, màn kéo xuống và khán giả đi về, chúng tôi lau phấn son và cởi y phục hóa trang ra, để lại sau lưng những nhân vật mình vừa diễn xong, và đi về nhà.

Câu nói của Sư Phụ đánh vào trọng tâm của những câu hỏi thông thường của chúng ta là: "Ta là ai?" "Tại sao ta ở đây?" "Ta sẽ đi về đâu?" v.v... Vì chắc chắn cần vượt một khoảng rất xa để chấp nhận rằng đời sống của chúng ta trên địa cầu chỉ là một chuyến hành trình. Ðối với những người không tu pháp môn Quán Âm với một Minh sư chân chính như Thanh Hải Vô Thượng Sư, việc đầu tiên họ khám phá ra là đời sống có thể nản lòng thế nào. Trong văn học tây phương, đề tài cuộc đời là một chu kỳ luân chuyển không ngừng không phải là điều lạ. Một số tác giả như Albert Camus chẳng hạn, cố gắng thoát khỏi đề tài đó, đã không thành công và chỉ có một kết luận ngớ ngẩn về ý nghĩa cuộc đời. Tuy nhiên, điều gì vượt ngoài ranh giới đó chỉ dành cho những linh hồn khai ngộ. Thế nhưng, trong khi chúng ta còn sống trên địa cầu này, chúng ta có thể khiến cuộc sống vui vẻ; chuyển nó thành một hành trình thú vị. "Chúng ta đến đây để học tập; học trưởng thành cũng như học dùng lực lượng của mình, lực lượng vô hạn của tình thương và sự sáng tạo hầu giúp tạo một thế giới tốt đẹp hơn bất cứ nơi nào chúng ta tới", như Sư Phụ đã nói.

Kịch nghệ thường được xem như một ảo tưởng. Nhưng đối với những kịch sĩ, thì kịch nghệ là một nghệ thuật của khoảng cách, vì nó có thể giúp vui và giúp con người trốn thoát một thời gian ngắn khỏi gánh nặng đời sống vật chất. Kịch nghệ còn giúp duy trì viễn ảnh sáng tạo về định mệnh của con người trên địa cầu. Trong thực hành hiện đại tây phương, với sự cố gắng nâng cao tâm thức của con người, cũng có một nghiên cứu về những cảm xúc mỹ thuật chia sẻ tại một nơi công cộng. Theo truyền thống Á Châu, mỹ thuật từng được xem như những linh cảm của Thượng Ðế thông qua môi giới là người kịch sĩ. Và công chúng sẽ thích thú tìm tòi những tinh hoa của sự diễn xuất đó.

Tôi nghĩ rằng một vị Minh sư như Sư Phụ chúng ta, xuống cảnh giới vật chất để học và hiểu thế gian hầu thăng hoa nhân loại, phải đi qua sân khấu đời người. Tôi quan sát cách Ngài tự nhiên học hỏi cử chỉ và thái độ của mỗi một văn hóa Ngài tiếp xúc. Bằng cách liên hệ với trạng thái tinh thần của con người, Ngài biểu lộ sự tôn trọng phong tục và truyền thống của họ và để cho người ta cảm thấy tự tin để có thể mở rộng tâm đón nhận sự gia trì của Thượng Ðế.

Một diễn viên có thể diễn nhiều vai trò theo khả năng họ tiếp thu được thực tế của thế giới và chuyển hóa nó vào kịch nghệ. Sư Phụ phải đóng hết mọi vai trò để đến với nhân loại. Bằng cách đó, Ngài có thể dẫn dắt thế giới đến gần kế hoạch của vũ trụ. Ðó là giúp thế giới đạt tâm thức của vũ trụ và sự thống nhất đại đồng trên tinh cầu này, từ đó đưa nhân loại đến sự quân bình và hòa bình. Ðó là món quà vĩ đại nhất mà bất cứ ai có thể đem đến cho nhân loại. Tôi chỉ có thể khâm phục Sư Phụ về tài kịch nghệ của Ngài. Phải cần lực lượng thiêng liêng để thi hành tài năng to tát đó cho lợi ích của vũ trụ và nhân loại. 


*  Sư tỷ đồng tu Thiên Châu là một diễn viên chuyên nghiệp và là đạo diễn kịch nghệ.


Giới thiệu trang này đến bạn