Ốc đảo trong sa mạc
Do Tunglestra (nguyên văn tiếng Anh)
Trong mùa hè của Kim niên 4 (2007), tôi có cơ hội thăm viếng tỉnh Rajasthan thuộc tây bắc Ấn Ðộ. Cũng giống như những bang khác trong vùng đất tâm linh tuyệt diệu này, hầu hết cư dân đều ăn chay và nhiều ngôi làng nhỏ đều hoàn toàn trường chay

Vào năm 2003, một nạn đói nghiêm trọng xảy ra, nhiều người địa phương đã được tiếp xúc trực tiếp với tình thương vô điều kiện của Sư Phụ (xem Bản Tin 144, "Xe vận tải mang cứu trợ đúng lúc đến nạn nhân hạn hán", mục "Báo chí đó đây"). Trong khi làm việc, một số nhân viên cứu trợ đã xin thọ Tâm ấn, và từ đó đã rất tích cực trong việc truyền bá đạo pháp quý báu này.

Một trong những sư huynh tại Phalodi làm nghề thầy giáo, nông dân và cán sự xã hội. Câu chuyện này dựa trên địa hạt của vị sư huynh này. Vùng này giống như sa mạc Sahara, bình thường lên đến hơn 50 oC (122 oF) vào mùa hè, và mùa đông xuống thấp dưới không độ vào ban đêm, có rất ít cỏ cây và thiếu nước. Hầu hết mọi người đều cho rằng nơi đây là địa ngục, nhưng nhìn bề ngoài rất dễ lầm lạc.

Có một cuốn phim mang tựa đề "Chân trời đã mất" (Lost Horizon) mà Sư Phụ thường đề cập, và thậm chí còn hát một vài âm điệu quyến rũ trong phim. Phim này dựa theo truyền thuyết về thành phố bí ẩn "Shangri-la", nói về một đời sống lý tưởng cách xa thành thị, một cuộc sống điều độ, nhân ái và quan tâm đến người khác, giản dị, phù hợp thiên nhiên, và tự túc – nói tóm lại, là thiên đàng tại thế. Tại Shangri-la, mọi người sống rất thọ, lành mạnh, không bệnh tật, nợ nần và áp lực tinh thần. Những ngôi làng tôi thăm viếng cũng có những đặc tính tương tự.

Có một cuốn phim mang tựa đề "Chân trời đã mất" (Lost Horizon) mà Sư Phụ thường đề cập, và thậm chí còn hát một vài âm điệu quyến rũ trong phim. Phim này dựa theo truyền thuyết về thành phố bí ẩn "Shangri-la", nói về một đời sống lý tưởng cách xa thành thị, một cuộc sống điều độ, nhân ái và quan tâm đến người khác, giản dị, phù hợp thiên nhiên, và tự túc – nói tóm lại, là thiên đàng tại thế. Tại Shangri-la, mọi người sống rất thọ, lành mạnh, không bệnh tật, nợ nần và áp lực tinh thần. Những ngôi làng tôi thăm viếng cũng có những đặc tính tương tự.

Trong một ngôi làng, những thành viên trong cộng đồng xây một trường học cho trẻ em trong vùng, nơi đây vài thầy giáo kể cả vị hiệu trưởng đã được thọ Tâm Ấn, hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho mọi người. Trẻ em và thầy giáo phải đi bộ ít nhất 5 cây số đến trường, dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời. Tuy nhiên có điều gì đó về những người ở đây – họ rất mãn túc. Họ không cảm nhận sự khó nhọc như tôi thấy, và hoàn toàn không muốn dời đến một địa điểm mát hơn! Tất cả những nhu cầu của họ đều được thỏa mãn, vì họ không có nhu cầu gì nhiều. Những làng này đã ăn chay hàng trăm năm nay, nền văn hóa và niềm tin của họ dựa trên tình thương, lòng tôn trọng và chia sẻ. Truyền thống và lối sống độ lượng vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống, và điện được dùng rất ít hoặc không sử dụng. Máy phát thanh và truyền hình hầu như không hiện hữu, và sự ô nhiễm với thế giới bên ngoài được giới hạn tối đa.

Bò và dê được nuôi lấy sữa, và cừu được nuôi để lấy lông, nhưng khác với những gia súc của chúng ta, tất cả các thú vật đều có quyền tự do gặm cỏ bất cứ nơi nào, hàng dặm quanh đó không thấy bóng dáng hàng rào nào cả, thú mẹ và thú con không bị chia cách. Thật ra, chúng dường như rất hưởng thụ cuộc sống, ngủ trưa dưới bóng mát, rất vui vẻ đi lại không sợ con người, và rất hăng hái phụng sự. Chúng thậm chí còn biết đến giờ vắt sữa để trở về làng. Không thú vật nào bị giết hay bán làm thịt; tất cả đều sống theo thiên ý, với dân số được kiểm soát theo những yếu tố thiên nhiên. Những vụ mùa hàng năm được trồng, dùng nước từ những lỗ khoan dưới lòng đất, sau đó được sấy khô và dự trữ cho những tháng mùa đông. Hầu hết thực phẩm của họ là tự trồng lấy. Thóc lúa dư được bán đi, và tiền được sử dụng cho những nhu cầu phụ thêm.

Mỗi cộng đồng có một nhà khách làm bằng đất sét, rơm và phân bò, có mái tranh, chỉ những vật liệu có sẵn quanh vùng; mục đích là làm một nơi nghỉ ngơi cho bất cứ ai đi ngang qua, như người du mục hay ngoại quốc, miễn phí. Nơi đây có nước, chỗ ngủ, và thức ăn nếu cần. Ngay cả nhà ở của dân làng cũng không có phòng riêng, những thành viên gia đình có thể ngủ bất cứ nơi nào. Của cải và sự ràng buộc, theo như cách sống của chúng ta, không hiện hữu, một khái niệm cao thượng hơn về sở hữu chung được thực hành ở đây.

Ðể bảo đảm ngôi làng được lành mạnh, những cư dân trong làng cũng được gia trì. Một tiền bối tên Baba đến chào mừng chúng tôi, ông cụ đã 85 tuổi và rất khỏe mạnh sung sức. Ông cụ vừa làm xong việc ngoài đồng bằng tay, và có thể ngồi xuống với sự lanh lẹ nhẹ nhàng của một thiếu niên. Những người khác cũng biểu lộ sự tráng kiện, sự trẻ trung và một tinh thần hăng hái giống vậy. Vào ban đêm, sa mạc phảng phất chút thơ mộng của tính chất Ả Rập. Có một vị ngọt trong không gian; bầu không khí thanh bình và cô lập tạo nên sự yên tĩnh mà đồng tu trong thành phố chỉ có thể mơ ước. Chẳng lạ gì cả Sư Phụ và Chúa Giê-Su đều dành nhiều thời gian để bế quan, trong sa mạc.

Những dân làng khiêm tốn là hiện thân giáo lý của Sư Phụ. Những khuôn mặt đen rám chiếu sáng với những nụ cười rạng rỡ cả vũ trụ. Sự liêm chính và phẩm giá của họ là điều mà thế giới gọi là văn minh chỉ có thể mong ước đạt được. Bằng cách giữ đời sống giản dị và đơn thuần, Thượng Ðế đã ban cho những linh hồn cao thượng này bí quyết sống đời hạnh phúc. Cũng là bí quyết Sư Phụ đã chia sẻ với chúng ta hằng bao năm nay – nếu chúng ta chịu lắng nghe! 


Giới thiệu trang này đến bạn