Âm nhạc khai mở tâm hồn


Ban Báo chí Formosa (nguyên văn tiếng Hoa)


Lý Thượng Hiên, một nhạc sĩ tài ba 19 tuổi từ Formosa, xuất sắc với đàn dương cầm và những nhạc khí gõ. Lòng tự tin của cậu và tài năng về âm nhạc không đi đôi với sự thật là cậu bị chứng tự kỷ. Lúc lên ba tuổi, Thượng Hiên được chẩn đoán với chứng tự kỷ hiếu động, trì trệ tâm thần, và chậm phát triển về ngôn ngữ. Trong lúc học mẫu giáo, cậu không thể ngồi yên trong lớp và thường chạy ra ngoài chơi một mình.

Tuy nhiên, trong thời thơ ấu, Thượng Hiên đã thể hiện tài năng và âm nhạc và một trí nhớ thiên phú lạ thường về giờ giấc và những con số, đặc biệt là các bảng hiệu xe. Hiệu trưởng trường mẫu giáo phát hiện cậu bé có thể gõ nhịp bằng những ngón tay theo điệu nhạc như thể cậu đang đánh dương cầm. Mẹ cậu, vui mừng ngạc nhiên, nghĩ rằng có lẽ đánh dương cầm có thể giảm bớt tính hiếu động của cậu. Nhưng lúc đầu, bà không tìm được một giáo sư nào đủ can đảm để nhận một học sinh không thể ngồi yên. Người ta thường tin rằng chỉ những người trầm lặng mới có thể học đánh dương cầm. Vì thế một đứa bé có tính hiếu động có thể làm được chăng? Ngạc nhiên thay, bà Lý khám phá ra rằng ngay khi con trai của bà đặt tay lên chiếc đàn dương cầm, sức chú ý của cậu liền trở nên tập trung.

Dần dần Thượng Hiên đã được sự công nhận của xã hội về tài trình diễn âm nhạc của cậu, đoạt được nhiều phần thưởng trong các kỳ thi lớn về âm nhạc. Cậu từng là thành viên của Nhạc đoàn Thanh thiếu niên Kiệt tú của ban nhạc Chu Tôn Khánh, cũng từng đánh dương cầm thường xuyên tại hệ thống nhà hàng Hỷ Hàm Nhi Thiên Sứ, nơi đội ngũ nhân viên đều là những người bị khuyết tật về tinh thần. Hiện tại cậu là thành viên chủ yếu của ban nhạc Tinh Tinh Vương Tử của Cao Hùng hợp thành bởi những trẻ em bị chứng tự kỷ, và thường tham gia vào các buổi trình diễn nhóm và các buổi hòa nhạc từ thiện. Thêm vào đó, Thượng Hiên trình diễn độc tấu dương cầm và nhạc khí gõ tại các trung tâm văn hóa, các tiết mục biểu diễn của cậu bao gồm những bài nhạc rất thử thách của Bach, Mozart và Chopin.

Thượng Hiên có một trí nhớ xuất sắc. Cậu có thể chơi bất cứ nhạc phẩm địa phương hay ngoại quốc nào ngay khi được yêu cầu tại chỗ, mà không cần phải nhìn vào bản nhạc. Lấy Thượng Hiên làm tấm gương, bà Lý khuyến khích phụ huynh của các trẻ em với chứng tự kỷ khám phá sức mạnh tiềm tàng và giúp chúng bước ra khỏi thế giới đóng kín của chúng bằng cách phát triển tài năng của mình.

Âm nhạc đã từng được dùng trong việc điều trị chứng tự kỷ bởi nhiều học viện chuyên môn khắp thế giới. Qua âm nhạc và âm điệu du dương, trẻ em học tự diễn đạt và giao tiếp với người khác. Trong thế giới âm nhạc, trẻ em bị chứng tự kỷ chia sẻ cùng một ngôn ngữ với trẻ em bình thường – đó là âm nhạc mang lại hạnh phúc.

Nỗ lực thường xuyên và sự nâng đỡ yêu thương từ gia đình và bạn bè đã giúp Thượng Hiên bước ra khỏi thế giới bên trong của cậu để gợi cảm hứng cho những người khác với âm nhạc trong đời sống của cậu. Sống một cuộc đời đạo đức và phẩm hạnh, cậu là một bằng chứng sống thực chứng tỏ rằng âm nhạc có thể giúp bệnh nhân với chứng tự kỷ vượt xa khỏi những trở ngại và tiếp xúc với những người khác qua chiều sâu của trái tim họ.  


Giới thiệu trang này đến bạn