Lực lượng vô tuyến


Do sư huynh đồng tu Guo, Michigan, Hoa Kỳ (nguyên văn tiếng Anh)

Các bạn có bao giờ tưởng tượng nạp điện thoại di động, máy MP3, PDA, thậm chí máy vi tính xách tay mà không phải cắm vào ổ điện, chỉ cần nạp điện từ xa? Ðiều này có thể sắp trở thành sự thật, nhờ vào một thí nghiệm của các khoa học gia tại Viện Ðại học Kỹ thuật Massachusetts (MIT).

Bóng đèn 60 watt được thắp sáng bởi cuộn dây năng lượng (trái) lấy điện từ ổ cắm trên tường. Ðể ý chướng ngại đặt giữa 2 cuộn dây

Sự truyền năng lực vô tuyến dựa trên một hiện tượng gọi là cộng hưởng – năng lực có thể truyền giữa 2 vật thể khi cả hai có cùng một tần số. Thật ra, ý tưởng truyền điện lực qua làn sóng điện từ đã được đề nghị từ thế kỷ thứ 19, bởi nhà phát minh Hoa Kỳ lỗi lạc Nikola Tesla.

Ngoài hiệu ứng cộng hưởng, nhóm thí nghiệm MIT cũng dùng 2 hiệu ứng khác để dẫn chứng sự truyền năng lực hữu hiệu. Hiệu ứng đầu tiên được gọi là "hiệu ứng tầm gần", từ một nguồn có khả năng tạo nên tần số phát thanh làn sóng điện từ. Tuy nhiên, khác với máy phát thanh gửi những làn sóng thông tin đến vùng xa cho nhiều thính giả, các khoa học gia MIT dùng những cuộn dây để truyền điện từ cho những cuộn dây khác, do đó việc truyền năng lực rất hiệu quả và trực tiếp. Cách thứ hai là sử dụng cộng hưởng điện từ, bởi vì con người và hầu hết các đồ vật hàng ngày như dụng cụ điện tử, đồ đạc trong nhà bằng gỗ và những vật kim loại có phản ứng không đáng kể với trường điện từ. Do đó, những vật này không ảnh hưởng nhiều đến năng lực truyền đi. Như được cho thấy trong thí nghiệm, thậm chí với tấm gỗ đặt giữa 2 cuộn dây cộng hưởng, ngọn đèn bên kia nguồn năng lực vẫn sáng lên với cùng độ sáng.

Vậy thí nghiệm này có tiềm năng ra sao? Các khoa học gia nghĩ họ có thể làm cuộn dây điện từ nhỏ lại, để bỏ vào những dụng cụ di động mà không làm giảm hiệu quả của năng lực dẫn truyền. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ không cần mang theo nhiều đồ nạp điện cho các dụng cụ điện tử của mình.

Trong tương lai, xe của chúng ta thậm chí có thể được nạp điện từ những cuộn dây nằm bên dưới xa lộ! Việc này sẽ cắt giảm rất nhiều việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, và sự thải thán khí khắp thế giới. Ðây phải chăng hoàn toàn là điều tưởng tượng? Câu trả lời là không đối với những người đã nghĩ ra những áp dụng rất thú vị như thế, và có khát vọng mãnh liệt khám phá cách truyền năng lực vô tuyến mới này. 


1) Năng lực từ nguồn chính đến ăng-ten làm bằng đồng.

2) Ăng-ten cộng hưởng ở tần số 6,4 MHz, phát ra làn sóng điện từ.

3) "Ðuôi" năng lực từ ăng-ten truyền đi đến 5 thước Tây (16,5 bộ Anh).

4) Ðiện được nhận bởi ăng-ten của máy vi tích xách tay, cũng phải cộng hưởng ở tần số 6,4 MHz. Năng lực được dùng nạp điện cho máy.

5) Năng lực không truyền sang máy vi tính xách tay được ăngten nguồn thâu trở lại. Người và những đồ vật khác không bị.