Thiền định
phát triển
cấu trúc và chức năng
của não bộ

Thượng Ðế không phải là một khái niệm lỗi thời vô dụng mà là một đối tượng tốt nhất để quán tưởng!


Do Con Thượng Ðế, Budapest, Hung Gia Lợi
(nguyên văn tiếng Hung)

Não bộ con người là một bí ẩn khoa học vĩ đại khó giải thích, và những nghiên cứu gia đã từ lâu tin rằng một người bình thường chỉ sử dụng 10 phần trăm năng lực của não bộ. Thêm vào đó, chức năng của một số những vùng não bộ vẫn chưa được biết đến. Do đó, các khoa học gia hy vọng họ có thể hiểu rõ hơn về cơ quan trọng yếu này để có thể cải thiện chức năng và sức khoẻ của con người. Do đó, không ngạc nhiên gì khi môn khảo cứu về não bộ là một trong những lãnh vực quan trọng và hứng khởi nhất trong y khoa và sinh học.

Sư Phụ thường nói rằng thiền Quán Âm là pháp "chữa mọi thứ", không những cho chúng ta tiếp xúc với cảnh giới Thiên đàng mà còn cải thiện đời sống của chúng ta trên trái đất. Ngoài vô số lợi ích về tâm linh, thiền định thường xuyên sẽ cung cấp cho con người sức khỏe tốt hơn và trí thông minh siêu phàm. Những khảo cứu gần đây về não bộ đã bắt đầu ủng hộ những lời của Ngài.

Thí dụ như, những cuộc khảo cứu đã cho thấy thiền định thay đổi cấu trúc làn sóng điện não và tạo nên cảm giác hạnh phúc chân thật (i). Thêm vào đó, khảo cứu gần đây của những khoa học gia Úc Ðại Lợi cung cấp thêm kiến thức cho biết thiền định ảnh hưởng đến những chức năng của não bộ (ii). Cuộc khảo cứu từ Úc phát hiện rằng những nhà sư Phật giáo có khả năng tập trung nhiều hơn người bình thường. Năng lực tập trung cao độ này của những nhà sư đến từ khả năng kiểm soát hành vi não bộ, bằng cách gạt bỏ những tin tức đến từ bên ngoài mà từng được nghĩ là xảy ra một cách không khống chế.

Những khảo cứu khác cũng cho thấy, một người không cần phải là một nhà sư để gặt hái được những lợi ích của thiền định. Thí dụ như, một cuộc thí nghiệm đo lường thời gian phản ứng của những người không thiền trong nhiều sinh hoạt khác nhau đã cho thấy trong số tất cả những sinh hoạt chỉ có thiền định tạo nên sự cải tiến tức khắc về thành quả trong công việc (iii).

Một kết quả thí nghiệm khác càng đáng ngạc nhiên hơn đối với những người bình thường, chỉ thiền 40 phút mỗi ngày sẽ tăng trưởng kích thước của vỏ não bộ, còn được gọi là "chất xám". Chất xám này có liên quan đến sự chú ý và giác quan cũng như là những vùng của não bộ thường bị mỏng đi khi về già, do đó các nhà thí nghiệm tiên đoán rằng kết quả này có thể giải thích tại sao thiền định có thể kéo dài tuổi thọ. Các khảo cứu gia cũng kết luận rằng những pháp môn thiền định có thể đưa đến những thay đổi khác nhau về cấu trúc và chức năng của não bộ.

Những pháp thiền cũng là mục tiêu của một cuộc khảo cứu, trong đó những tham dự viên được yêu cầu: (a) chỉ thư giãn, (b) thiền và niệm một câu tương tự như "Tôi hạnh phúc", hoặc (c) thiền và niệm một câu tương tự như "Thượng Ðế là tình thương". Kế tiếp, những khảo cứu gia thí nghiệm khả năng chịu đau của các tham dự viên, và thấy rằng những người thiền về Thượng Ðế có khả năng chịu đau cao nhất (iv). Trong khi kết quả này không phải là điều đáng ngạc nhiên đối với những người tu pháp Quán Âm, nó đã gửi đến những kẻ vô thần một thông điệp sâu xa, vì những người này chỉ tin vào hiện thực của thế giới vật chất.

Một trong những cuộc khảo cứu kể trên đã được điều hành tại những cơ quan học thuật và y khoa nổi tiếng như Viện Ðại học Wisconsin và Bệnh viện đa khoa tiểu bang Massachusetts. Trong khi hành tinh của chúng ta vẫn tiếp tục phát triển để đạt đến trình độ tâm linh vĩ đại hơn, chúng ta có thể tiên đoán rằng những cuộc khảo cứu tương tự như kể trên sẽ tiếp tục tiến hành, và sẽ đưa đến nhiều kết quả phi thường hơn nữa.



Ghi chú:

(i) Khảo cứu: Thiền định có thể thay đổi cấu trúc làn sóng não bộ,
http://www.news.wisc.edu/10420.html
(ii) Kết quả về sự "huấn luyện não bộ" qua thiền định,
http://news.bbc.co.uk/2/hi/health/4613759.stm
(iii) Thiền định làm phát triển não bộ,
http://www.newscientist.com/article.ns?id=dn8317
(iv) Nếu thiền định là tốt, Thượng Ðế khiến nó tốt hơn,
http://www.newscientist.com/article.ns?id=mg18725154.300