Bổn phận cao cả
của cơ quan truyền thông


Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị,
Panama (House of Journalism),
ngày 29 tháng 11, 1989
Băng thâu hình số 106


V: Tôi muốn hỏi quan điểm cá nhân của Ngài về vai trò của báo chí, các đài truyền thanh, truyền hình. Nó có đóng góp, trong một đường lối nào đó, vào sự thù hằn giữa con người với nhau hay không?


SP: Có, điều đó đúng. Tôi rất đồng ý với anh. Báo chí và các hệ thống truyền hình hay truyền thanh đáng lý ra phải là công cụ tốt nhất phụng sự cho loài người, cho sự khai ngộ đầu óc và giải trí cho con người. Và họ cũng đã thực hiện được một phần nào bổn phận đó.

Nhưng mặt khác, cũng có những thủ đoạn sử dụng khả năng truyền thông này một cách bất cẩn. Cho nên, nhiều khi có những sự hiểu lầm, làm méo mó tin tức và những hình ảnh bạo lực và trò diễn rất xấu xuất hiện trên báo, trên truyền hình, đài phát thanh hay sân khấu. Lỗi này cần phải chỉnh đốn, vì nó khắc sâu sự thù hằn giữa các quốc gia, đoàn thể và tín ngưỡng. Và điều này không đóng góp cho nền hòa bình. Cho nên tôi đồng ý kiến với anh ấy về vấn đề đó.

Chúng ta cũng nên gắng hết sức trong khả năng của mình để nhắc nhở báo chí, đài truyền thanh và những cơ quan thông tin là nên nhớ bổn phận cao cả của họ, và đừng để lòng thiên vị, ham danh háo lợi ở đời này thắng thế. Họ nên chọn những gì lành mạnh, khai ngộ đưa ra cho công chúng, và bỏ đi những gì có hại, có tính cách bạo lực hoặc ảnh hưởng xấu và không nên đem ra cho đại chúng xem.

Tôi không có ý muốn bảo họ là không nên đăng một câu chuyện có thật. Ý tôi là họ không nên cho thêm vào bản chất bạo lực ở đời với những hình ảnh tài liệu bạo lực khác mà con người tưởng tượng được hoặc không thể tưởng tượng được, và đủ mọi thứ độc ác trong những truyện phim, những tin tức và tài liệu văn học. Như vậy rất không tốt, gây ảnh hưởng tệ nhất cho trẻ em.