Chuyến viếng thăm Phi Luật Tân
của Thanh Hải Vô Thượng Sư

và lễ trao giải Gusi Hòa Bình 2006


Tin từ SMTV, kỳ phát hình 74, 75, 94 & 95


Sau một quá trình tìm kiếm xa xôi và rộng rãi khắp nơi trên địa cầu, Tổ chức trao giải thưởng Gusi Hòa bình có trụ sở tại Manila đã tự hào thông báo đã lựa chọn được 15 người được nhận giải cho Kim niên 3 (2006). Tương tự giải Nobel ở phương Tây, giải Gusi Hòa bình danh tiếng ở phương Ðông được tổ chức mỗi năm nhằm tôn vinh các cá nhân và tổ chức đặc biệt đã có những đóng góp quan trọng cho nền hòa bình thế giới.

Tổ chức Gusi Hòa bình là một tổ chức nhân đạo có trụ sở tại thành phố Manila, Phi Luật Tân. Chủ tịch Hội đồng giải Gusi Hòa bình hiện nay là Ngài Barry Gusi, người tiếp tục công việc cao quý của cha mẹ mình, Ðại úy Gemeniano Javier Gusi và Bà Teodora Sotejo Gusi, là những người ủng hộ nhân quyền. Nguyên là đại sứ danh dự của quần đảo Bắc Marianas ở Thái Bình Dương, Ngài Barry Gusi được bầu là nhân vật quan trọng Who’s Who trong Người Ðàn Ông của năm 2002 ở Phi Luật Tân và là phu quân của Tiến sĩ Evelyn Tantamco-Gusi. Họ làm việc chung với những người bạn ủng hộ và các cộng sự khắp nơi trên thế giới trong cùng một viễn ảnh hòa bình và thống nhất trên trái đất. Ngài Barry S. Gusi, Chủ tịch Hội đồng của giải Gusi Hòa Bình phát biểu: "Thượng Ðế cho chúng ta quyền lựa chọn. Chúng ta phải chọn xoa dịu những nỗi đau. Chúng ta hãy hợp lực cùng nhau làm việc vì nền hòa bình. Với sự gia trì của Thượng Ðế, chúng ta sẽ làm được".

Những người được giải Gusi Hòa bình là những cá nhân xuất sắc trong lãnh vực và quốc gia của họ, những người đã sử dụng tài năng mà Thượng Ðế ban cho để phục vụ một cách vô vị kỷ cho nhân loại. Danh sách các thành viên được nhận giải Gusi Hòa Bình năm 2006 bao gồm: Datu Mohamad Bin Ismai về các vấn đề tôn giáo và chủ nghĩa nhân đạo; Giám đốc Carlo J. Caparas về những đóng góp to lớn cho ngành văn học và điện ảnh; Tiến sĩ Leung Ping Chung về y học và học viện; cô Katya Grineva về nghệ thuật biểu diễn; Thống đốc Carl Gutierrez về dịch vụ công cộng; Ông A.J. Hackett về thể thao; Thẩm phán Ram B. Jethmalani về công lý xã hội và luật nhân đạo; Thầy Bup Kwan về chủ nghĩa nhân đạo; Ðức cha Corsie Lagaspi về các dịch vụ chữa bệnh bằng linh lực cho những người ốm đau và người nghèo khổ; Tiến sĩ Ioannis Lyras về y học; Cựu tổng thống Fidel Ramos về tài lãnh đạo quốc gia; Ðại sứ Tarmizi Taher về dịch vụ công cộng; Tiến sĩ Felipe Tolentino về y học; và Bà Wang Zushi về di sản văn hóa. Năm nay, vị thầy tâm tinh nổi tiếng trên thế giới kiêm họa sĩ, Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư, cũng trong số những người nhận giải thưởng, được vinh danh về những đóng góp của Ngài trong hoạt động từ thiện và nhân đạo.

Chủ tịch giải Gusi Hòa Bình, Ngài Manuel Morato đã đón Sư Phụ tại sân bay.


Khi Thanh Hải Vô Thượng Sư đến Manila vào ngày 20 tháng 11, 2006, hai ngày trước lễ trao giải, Ngài được ông Manuel Morato – Chủ tịch Tổ chức Gusi Hòa Bình và các quan chức khác chào đón nồng nhiệt tại sân bay. Thiện duyên giữa Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư và người Phi Luật Tân đã có từ 15 năm trước đây, kể từ khi Ngài cứu trợ cho những nạn nhân trong vụ núi lửa Pinatubo. Ngược lại, người dân và chính phủ Phi mở rộng tấm lòng và chia sẻ đất nước và nguồn tài nguyên của họ với người tỵ nạn Âu Lạc vào thời điểm không có một ai mở của đón tiếp họ và Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đã tận tâm giúp đỡ giải quyết các vấn đề tỵ nạn trên mặt trận quốc tế.

Tháng 5 năm 2002, Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đã có buổi giảng pháp tại Manila trong Chuyến hoằng pháp Biển Tình Thương. Từ đó đến nay, đây là lần đầu tiên Ngài trở lại Phi Luật Tân, là một trong những đất nước mà Ngài yêu thích trên thế giới. Mặc dù, vừa đến sau một chuyến bay dài, Ngài dành thời gian gặp gỡ một số đệ tử của Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư, tất cả đệ tử đều hoan hỉ được gặp tận mặt vị thầy kính yêu của mình.

Khi các vị khách danh dự và các quan chức bắt đầu đến Manila, giới báo chí và truyền thông trong nước lập tức đưa tin tức về hoạt động của lễ trao giải sắp tới cũng như chuyến viếng thăm Phi Luật Tân đặc biệt của Thanh Hải Vô Thượng Sư để nhận giải Gusi Hòa Bình. Giới truyền thông từ cộng đồng quốc tế cũng có mặt tại Phi Luật Tân để thông báo về sự kiện quan trọng này.

Một bữa tiệc trưa chào mừng những người nhận giải Gusi Hòa bình 2006


Là khách đặc biệt của cả nước, một đoàn xe của cảnh sát được phân công đi theo hộ tống và dọn đường cho Thanh Hải Vô Thượng Sư khi Ngài đến.

Ngày kế, Thứ Ba, 21 tháng 11, 2006, một bữa tiệc trưa chào mừng quan khách và một cuộc họp báo đã diễn ra. Phóng viên và nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đã có mặt để phỏng vấn những người nhận giải Gusi Hòa bình 2006. Thanh Hải Vô Thượng Sư cũng được phỏng vấn trên National Broadcasting Network (NBN), đài truyền hình của chính phủ Phi Luật Tân.


Trích đoạn phỏng vấn của NBN


Phỏng vấn viên: "Xin chào tất cả quý vị. Ðây là Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư, người nhận giải Gusi Hòa bình và giải thưởng quốc tế về các hoạt động từ thiện và chủ nghĩa nhân đạo. Xin chúc mừng Ngài!"


Sư Phụ: "Xin cảm ơn".


Sư Phụ được đài truyền hình National Broadcasting Network (NBN) phỏng vấn.



Phỏng vấn viên: "Xin Ngài cho biết Ngài bắt đầu làm từ thiện từ lúc mấy tuổi, và điều gì khiến Ngài làm điều đó?"


Sư Phụ: Tôi bắt đầu làm từ thiện từ khi tôi còn nhỏ, bất cứ khi nào tôi có thể. Và điều khiến tôi làm điều đó là vì tôi cảm thấy đúng. Tôi cảm nhận những gì người khác cảm nhận; tôi nhạy cảm với những cảm xúc của người khác".



Phỏng vấn viên: "Tôi chắc chắn rằng có một chỗ bên trong chúng tôi muốn được như Ngài. Nhưng rồi nó cần phải được khơi dậy. Ngài có lời gì có thể khuyên nhủ người khác?"


Sư Phụ: "Quý vị đã làm tốt trong công việc của quý vị, điều đó rất tốt. Chỉ khi quý vị muốn hiểu rõ về chính mình, có lẽ quý vị nên thiền định nhiều hơn; và nếu quý vị muốn đi sâu vào bên trong để nhận biết chính mình, đó Thượng Ðế bên trong chúng ta – bởi vì Kinh Thánh có nói Thượng Ðế ngự bên trong các con – vì vậy, chúng ta là đúng ra là Thượng Ðế, cho nên chúng ta đi theo hướng này. Nếu chúng ta hướng về Thượng Ðế nhiều hơn, chúng ta sẽ có tình thương và trí huệ hơn. Nhiều tình thương hơn có nghĩa là chúng ta tránh sát hại bất cứ loài vật nào, chúng ta tránh bạo lực và chúng ta thậm chí tránh trực tiếp ăn động vật, giống như thịt hoặc các thứ tương tự. Ðiều này giống như Bản Tánh Thượng Ðế của chúng ta. Chúng ta nên thiền để nhận ra Bản Tánh Thượng Ðế này và để câu thông với Thượng Ðế bên trong. Sau đó chúng ta sẽ trở nên có trí huệ hơn, cống hiến nhiều hơn và có lẽ là chắc chắn hơn về con đường đi của mình.


Trong buổi tối hôm đó, tất cả những người được nhận giải thưởng và thượng khách được mời tới dự tiệc chiêu đãi buổi tối tại khách sạn Best Western Astor để chào đón tất cả các vị khách danh dự tới Phi Luật Tân.

Ông Joe Santos, Cao ủy của Ủy ban Ngôn Ngữ Phi Luật Tân mời Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đến dự chương trình trao giải cho các thi sĩ với chủ đề "Gặp gỡ các thi sĩ của năm" vào ngày Thứ Tư, 22 tháng 11 năm 2006. Ðây là sự kiện toàn quốc dành riêng cho những nhà trí thức và nhà thơ nổi tiếng, cũng như nhiều vị khách đặc biệt và khách danh dự.

Tại cổng chào, một biểu ngữ lớn được căng ra để chào đón Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư, và khi Ngài đến, những thiếu nữ Phi xinh đẹp trong trang phục truyền thống rải hoa tươi trên đường đi để chào đón Ngài. Trong buổi lễ, một trong những bài thơ của Ngài cũng được đọc lên trên khán đài. Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư được vinh danh tại sự kiện này như một vị khách đặc biệt và các tác phẩm của Ngài được nhiều người ca ngợi.

Trong một bài phỏng vấn, Ngài Thanh Hải cho biết: "Quý vị biết, thi ca nối kết tất cả mọi người trên thế giới từ các chủng tộc khác nhau. Nó vượt qua mọi ranh giới, chủng tộc và tín ngưỡng. Nó đem mọi người tới gần nhau hơn. Nó đoàn kết mọi người trong tình thương, sự tin tưởng và sự hòa thuận. Vì vậy, thi ca là ngôn ngữ của tình thương. Thi ca là ngôn ngữ của sự hợp nhất. Cho nên, bằng mọi cách chúng ta phải bảo tồn thi ca. Ðó là điều tôi nghĩ".

Vào dịp này, Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đã đóng góp 10.000$ mỹ kim cho Ủy ban Ngôn ngữ Phi Luật Tân và 30.000$ mỹ kim cho trường đại học Kỹ thuật Bách khoa Phi Luật Tân (Những tấm chi phiếu đã được chuyển trao vào ngày 16 tháng 12 bởi những đại biểu của Ngài).

Cuối buổi tối hôm đó, 15 người nhận giải tụ họp tại nhà hát Meralco để dự lễ trao giải Gusi Hòa bình. Hơn 1000 quan chức, khách danh dự và khán giả cũng có mặt. Chương trình được mở đầu với nghi thức kéo cờ. Trong số những lá cờ đại diện cho các quốc gia có người nhận giải, lá cờ được thu hút sự chú ý đặc biệt của mọi người là lá cờ hòa bình vũ trụ do Thanh Hải Vô Thượng Sư thiết kế. Buổi lễ được vinh dự đón tiếp sự hiện diện của Ngài Gloria Macapagal Arroyo, Tổng thống Phi Luật Tân. Sau bài Quốc ca của Phi Luật Tân, Thanh Hải Vô Thượng Sư được mời khai mạc buổi lễ bằng lời cầu nguyện mở đầu.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: "Kính Thượng Ðế Toàn Năng, vị Thượng Ðế thương yêu nhất của tất cả muôn loài, vị Thượng Ðế không phân biệt chủng tộc, quốc gia, không phân biệt giữa loài người hay loài vật trên hành tinh và trên toàn vũ trụ, chúng con xin cảm tạ Ngài về tất cả những gì Ngài đã, đang và sẽ ban tặng cho chúng con. Và chúng con đặc biệt cảm ơn Ngài đã bảo hộ cho đất nước Phi Luật Tân và gia trì cho dân chúng của đất nước xinh đẹp này. Chúng con cảm ơn Ngài vì buổi tối tuyệt vời này. Amen".

Tổng thống Phi Luật Tân Gloria Macapagal Arroyo (bên trái) trao giải thưởng Gusi Hòa Bình cho Sư Phụ.


Chủ trì buổi lễ trao giải là cô Pilar Pilapil, nữ diễn viên Phi từng được nhận giải và ông Steve Rodonich. Sau lời giới thiệu vắn tắt về lịch sử giải Gusi Hòa bình và một điệu múa truyền thống của Phi Luật Tân, ông Manuel Morato, chủ tịch Tổ chức Gusi Hòa bình, đọc diễn văn chào mừng. Ngài Barry Gusi, chủ tịch hội đồng của Tổ chức Gusi Hòa bình đã đọc diễn văn. Sau đó, Tổng thống Arroyo được giới thiệu là vị khách danh dự. Tổng thống Arroyo trao giải thưởng cho 15 người được giải.

Ông Barry Gusi nói: "Hòa bình là yếu tố căn bản của sự khai ngộ tâm linh và chân lý, và điều duy nhất tôi có thể nói là chúng ta phải luôn luôn dạy cho các thế hệ nối tiếp chúng ta phải tin tưởng, tôn trọng và rèn luyện để duy trì hòa bình, để chúng ta có thể biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn".

Gia đình Gusi


Ông Manuel Morato nói: "Chúng ta cần tất cả quốc gia tập trung sự chú ý vào việc công nhận các đấng nam nhân và các vị nữ lưu đang bước trên hành lang của sự lãnh đạo xuất sắc và nhân ái một cách âm thầm và lặng lẽ. Chúng ta không lẽ để họ đi qua chúng ta mà không nói một lời biết ơn nào sao? Vì vậy, chúng tôi, Tổ chức Gusi Hòa bình có mặt ở đây để giúp, bằng cách thức khiêm nhường của chúng tôi, nói lời cảm ơn tới họ. Cảm ơn quý vị giùm cho những người nghèo mà quý vị đã giúp.

Cảm ơn niềm vui mà quý vị đã gieo vào trong tim họ. Cảm ơn những sự hy sinh quý vị đã cống hiến để mang lại hòa bình cho đồng bào của quý vị cũng như những người khác trên thế giới. Những người tốt bụng mà tôi đang nói đến đang có mặt với chúng ta ở đây tối hôm nay".



Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo trao giải Gusi Hòa Bình cho cựu tổng thống Fidel V. Ramos vì sự lãnh đạo tài giỏi của ông.


Cựu tổng thống Fidel Ramos nói: (nguyên văn tiếng Phi) "Mỗi người chúng ta có mặt ở đây dưới khán đài hoặc trên sân khấu từ nay sẽ phải là những người ủng hộ cho Tổ chức Gusi và làm những gì mình có thể làm được, dù là nhỏ bé nhất, để giúp đỡ người nghèo, những người bị xã hội bỏ rơi và những người bị thiệt thòi ở khắp mọi nơi, nhưng đặc biệt trong nước Phi yêu dấu của chúng ta".

"Ðây là thách thức cho tất cả chúng ta."

"Chúng ta hãy hô to rằng chúng ta có thể làm được, và đó là ủng hộ tất cả những điều tốt đẹp đang cố gắng giảm thiểu sự nghèo đói và nâng cao phẩm chất đời sống cho con người".

Là người phát biểu cuối cùng, Thanh Hải Vô Thượng Sư gọi lên sân khấu các đại biểu của Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư đến từ năm châu để chia sẻ danh dự này: Ông Dmitri Gutahr đại diện cho Châu Phi, cô Sophie Lapaire đại diện cho Châu Mỹ, ông Loh Shih-Hurng đại diện cho Châu Á, cô Kathy Divine đại diện cho Châu Úc và cô Grazyna Plocinizak đại diện cho Châu Âu. Trong bài phát biểu sống động, Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư một lần nữa bày tỏ tình thương và lòng tự hào của Ngài dành cho quốc gia Phi Luật Tân xinh đẹp và những người dân rất rộng lượng của nước này.

Sư Phụ: "Và tôi nghĩ Tổ chức Gusi Hòa bình nên có thêm một giải Gusi nữa, đó là giải cho khôi hài... Ðiều đó rất quan trọng, cũng rất tốt cho hòa bình. Nếu mọi người cùng cười với nhau mỗi ngày thì họ sẽ không gây chiến nữa".

"Thật buồn cười vì những người tốt cũng là những người rất khôi hài. Ðó là điều làm cho người ta vĩ đại – sự thiện lành bên trong chính họ. Và điều làm cho một quốc gia vĩ đại không phải là đo lường sự thành công vật chất hoặc thậm chí cũng không phải sự công nhận hoặc địa vị quốc tế, nhưng là lòng hiếu khách, niềm tin và đức hạnh của người dân của nước đó. Trong trường hợp đó, Phi Luật Tân là một quốc gia vĩ đại. Người Phi thật sự xứng đáng được nhận tất cả lời ca ngợi và tất cả giải thưởng cho một quốc gia vĩ đại. Không phải họ mong muốn giải thưởng gì, bởi vì người Phi không thiếu thứ gì, họ được trời phú cho tín ngưỡng tôn giáo thuần khiết và di sản văn hóa giàu có và hơn tất cả, họ có Thượng Ðế trong tâm, đó là điều vĩ đại nhất và quý giá nhất hơn bất cứ giải thưởng nào. Nhưng họ chọn vinh danh người khác, một số đã tụ họp lại ở đây để chúc mừng trong sự vinh quang của lòng hảo tâm của đất nước cao quý và hiếu khách này. Ðất nước của mặt trời, đất nước của tình thương, đó chính là Phi Luật Tân".




Suốt buổi tối hôm đó, có nhiều màn trình diễn văn nghệ do Ðội Hợp xướng Từ thiện Phi Luật Tân, ban múa Pangkat Kalimantan; giọng nam trầm Nolyn Cabahug và và giọng nữ cao Liza Cabahug; tay đàn vĩ cầm Jay Cayuca đã dạo nhạc cho những người đoạt giải, trình bày với phong cách đặc sắc một số nhạc khúc trong vở ca kịch "Phantom of the Opera"; và màn độc tấu dương cầm của một trong những người nhận giải năm 2006 này, Katya Griveva, tay đàn dương cầm cho dàn nhạc giao hưởng Nga.

Trước khi chương trình trao giải kết thúc là nghi thức thả chim bồ câu, gia đình Gusi đã thả hai con chim bồ câu, biểu tượng của hòa bình. Sau đó họ mời mọi người cùng hát bài hát "Let There Be Peace."



Cầu mong hòa bình sẽ luôn hiện hữu trên hành tinh này.

Cầu mong trái đất tiếp tục trong tình thương và vẻ đẹp, điều mà Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư, người đoạt giải Gusi Hòa bình 2006, mong muốn.


Bày tỏ sự biết ơn những tấm lòng nhân ái

Một bữa tiệc cảm ơn thân hữu và nhà báo.

Gần hai thập niên qua, các hoạt động từ thiện của Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư ở Phi Luật Tân ngày càng được nới rộng. Từ cứu trợ thiên tai, kể cả gần đây cho nạn nhân của hai cơn bão Durian và Utor trong tháng 12 năm 2006, đến công việc từ thiện và học bổng cho học sinh, Ngài dành cho người dân Phi Luật Tân tình thương và lòng nhân ái vô bờ bến. Tuy nhiên, đối với những người Âu Lạc đang sinh sống ở quốc gia xinh đẹp này và rất nhiều những người di cư sang các nước khác, họ vĩnh viễn biết ơn Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư vì sự cố gắng không mệt mỏi của Ngài để giúp họ có nơi nương náu vào những năm đầu thập niên 90. Trong những năm đó, nhiều quan chức chính phủ Phi bao gồm cả Cựu tổng thống Ramos và giới truyền thông cũng sát cánh bên Thanh Hải Vô Thượng Sư để giúp Ngài trong công việc nhân đạo này. Vì vậy, vào ngày 24 tháng 11, trong chuyến trở lại thăm Phi Luật Tân, Ngài mời những người bạn quen biết từ lâu và nhà báo tới dự bữa tiệc cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với trái tim giàu lòng yêu thương dành cho những người thiếu may mắn.

Sau bữa tiệc này, Thanh Hải Vô Thượng Sư được mời dự lễ khai mạc Văn phòng Châu Á- Thái Bình Dương của UNESCO-ITI và lễ bế mạc Hội nghị Giám mục Châu Á về Liên lạc Xã hội tại trường đại học St. Paul ở thành phố Quezon. Các giám mục từ khắp Châu Á đều tham dự. Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo lên tiếng ủng hộï cho công việc của các nữ tu Công giáo và trường học cho những nữ sinh kém may mắn của họ. Sau buổi lễ, Sư Phụ được các sơ đưa đến nhà nguyện rất đẹp. Sau khi nói chuyện với các sơ, Ngài đóng góp 50.000$ mỹ kim cho trường Ðại học St. Paul ở thành phố Quezon và 50.000$ mỹ kim cho Hội nghị Giám mục Công giáo của Phi Luật Tân (CBCP). Những chi phiếu đã được đại biểu của Ngài chuyển giao vào ngày 16 tháng 12. Theo một bài báo của ông Joe Lad Santos trong Bản Tin 175 (mục "Các tấm gương lãnh đạo sáng ngời thế giới"), một chiếc tàu có tên Tùng An với hơn 2000 người Âu Lạc trên đó đến cảng Manila năm 1979. Suốt 8 tháng dài họ không được đặt chân lên đất của Phi Luật Tân. Một bài báo rất cảm động từ Tùng An tiết lộ rằng có năm người chia nhau một quả chuối cho một bữa ăn. Ðiều này đã khiến bà Imelda R. Marcos, Phu nhân Tổng thống của Phi Luật Tân vào lúc đó, vợ của Tổng thống Ferdinand E. Marcos, đã khóc: "Tất cả chúng ta đều là người tỵ nạn. Nếu họ không có tư cách công dân, chúng ta cũng không có tư cách công dân. Ðất nước không phải của riêng một ai trên thế giới này, bởi vì tất cả chúng ta đều là người tỵ nạn". Kết quả, một nơi ở Puerta Princesa thuộc thành phố Palawan được tuyên bố là nơi cư trú tạm thời cho họ và trở thành Trung tâm tiến hành thủ tục tỵ nạn Phi Luật Tân (PRPC).

Năm 1991, Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đã cảm ơn bà Imelda R. Marcos vì đã mở rộng cửa cho người tỵ nạn Âu Lạc.

Trong dịp trở lại thăm Phi Luật Tân lần này, Thanh Hải Vô Thượng Sư một lần nữa đến thăm bà Imelda R. Marcos. Là bạn bè đã lâu, bà Imelda rất cảm động khi Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư vẫn nhớ đến bà.

Trong thời gian ở Phi Luật Tân, bất cứ nơi nào Thanh Hải Vô Thượng Sư đến, Ngài đều được các quan chức chính phủ hộ tống và theo sau là những người tùy tùng trong giới truyền thông, những nhà quay phim và các nhiếp ảnh gia. Họ thông báo về các hoạt động nhân đạo của Ngài ở Phi Luật Tân và trên toàn thế giới.

Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đã gia ân cho đất nước Phi Luật Tân trong những ngày Ngài ở đây, mỗi sự kiện trong những ngày này đều tràn đầy niềm vui rộng lớn. Lòng nhân ái và tình thương thánh thiện của Ngài đã để lại cho quốc gia này một ấn tượng khó phai.


Thanh Hải Vô Thượng Sư là điểm chú ý của giới truyền thông mỗi khi Ngài đến.



Báo chí tường trình về giải Gusi Hòa bình
và Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư


- People’s Journal Today, Phi Luật Tân.
- Manila Bulletin, Phi Luật Tân
- Gov. Ph News, website chính thức của Cộng Hòa Phi Luật Tân
- Nhật báo Phụ Nữ Trung Hoa, Trung Quốc
- Nhật báo Quang Minh, Trung Quốc
- Northern American Life Net, Mỹ
- Truyền hình Yunnan, Trung Quốc
- The Philippine Star, Phi Luật Tân
- Manila Standard Today, Phi Luật Tân.