Giúp đỡ lẫn nhau
trong đại gia đình toàn cầu


Do Ban Báo chí Hoa Kỳ (nguyên văn tiếng Anh)
Giờ đây Kim niên 4 đã đến, rõ ràng là việc làm kiên trì và ân điển của Sư Phụ đang giúp biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp và lý tưởng hơn. Những quốc gia, đoàn thể và cá nhân cùng đoàn kết, nhiều người đang giúp đỡ lẫn nhau một cách nhân ái và quảng đại như anh chị em một nhà.

Xóa đói giảm nghèo


Tiên phong trong cuộc đấu tranh hầu cải thiện tiêu chuẩn đời sống căn bản của người dân trên khắp thế giới, Chương trình Thực phẩm Thế giới (WFP), một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, đã nhận được tổng cộng là 566 triệu Mỹ kim từ 38 quốc gia và các đoàn thể khác nhau. Là một tổ chức quốc tế hoàn toàn dựa vào sự đóng góp thiện nguyện để cung ứng sự cứu giúp thực phẩm khẩn cấp cho hơn 97 triệu người hàng năm, việc làm của WFP và nhu cầu của người dân được lợi ích trực tiếp từ những tấm lòng quảng đại này.



Hủy bỏ nợ cho các quốc gia đang phát triển


Ðể giúp đỡ các quốc gia trong việc cố gắng cải thiện đời sống của người dân trong nước, nhiều chính phủ và ngân hàng quốc tế đã hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ tiền nợ vay mượn từ những quốc gia đó. Chẳng hạn như, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ Châu (IDB) đã tha 4,4 tỷ Mỹ kim tiền nợ của 5 quốc gia đang phát triển ở Châu Mỹ La Tinh và Caribbê.

Hoa Kỳ , Anh Quốc, Nga Sô , Bỉ, Ðức và Na Uy cũng tha nợ cho các quốc gia vay mượn hoặc hứa giúp đỡ trả nợ bằng cách cung cấp ngân quỹ. Một số quốc gia nợ Hoa Kỳ cũng được miễn trừ bằng cách thay vào đó thực thi những nỗ lực hoàn bảo. Trung Quốc cũng tha nợ cho 36 quốc gia chậm tiến nhất trên thế giới.



Trợ giúp chăm sóc sức khỏe và y tế


Nhiều quốc gia và đoàn thể đã có những đóng góp nhân đạo để mang lại sức khỏe cho dân chúng trên khắp thế giới. Ở Phi Châu, Quỹ Toàn cầu đã cung cấp 18 triệu mùng tẩm thuốc chống côn trùng cũng như hàng triệu liều thuốc chống bịnh sốt rét để phân phát cho khắp các quốc gia bị ảnh hưởng. Hoa Kỳ, là quốc gia đóng góp nhiều nhất trong Quỹ Toàn cầu, đã tặng 1,2 tỷ Mỹ kim hầu giúp đỡ 15 quốc gia bị nạn sốt rét trầm trọng nhất.

Cơ quan Cộng tác Quốc tế Tây Ban Nha đã đóng góp trong việc chống dịch tả ở nước Angola, và Gia Nã Ðại cũng giúp đỡ trẻ em Ethopia qua tổ chức UNICEF để cung cấp thêm thuốc chủng ngừa, thuốc bổ phụ thêm và những hình thức chăm sóc y tế khác. UNICEF, ngân quỹ cũng hoàn toàn nhờ vào sự đóng góp thiện nguyện, là tổ chức lớn nhất thế giới cung cấp thuốc chích ngừa cho những quốc gia đang phát triển. Ái Nhĩ Lan, với tiền đóng góp cho UNICEF tăng gấp 3 lần trong 5 năm vừa qua, vừa mới cam kết một sự đóng góp lớn hơn bao giờ hết trong việc giúp đỡ trẻ em trên toàn thế giới.

Ý, Gia Nã Ðại, Na Uy, Nga Sô và Anh Quốc đồng cộng tác xúc tiến một dự án 1,5 tỷ Mỹ kim để phát triển và cung cấp thuốc chủng ngừa chống những bịnh tật như HIV/AIDS, lao phổi và sốt rét đang ảnh hưởng rộng lớn các quốc gia đang phát triển. Ethopia cũng sẽ nhận 30 triệu Mỹ kim từ Hội Phát triển Quốc tế (International Development Association - IDA) để chống lại bịnh AIDS.



Cứu trợ khẩn cấp và tái xây dựng


Tại những quốc gia đã từng có nhiều thảm nạn lớn, trợ giúp quốc tế đến nhanh chóng hơn. Ðể đáp ứng nhu cầu của A Phú Hãn sau cuộc nội chiến và những thiên tai, các quốc gia như Nhật Bản , Ý , Gia Nã Ðại , Hoa Kỳ và Ðức đã cung cấp cứu trợ khẩn cấp và giúp tái xây dựng. Trong những bước tiến cao quý mang lại sự trợ giúp cho người dân Pakistan sau vụ động đất năm 2005, Ngân hàng Thế giới, Bỉ, Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) và UNICEF, tất cả đã đóng góp tài chánh hay lương thực được chuyển giao trực tiếp đến những vùng bị ảnh hưởng.

Trong một cuộc hội nghị mới đây ở Lebanon, hơn 30 quốc gia hứa tặng tổng cộng là 7,6 tỷ Mỹ kim cho việc cứu trợ và cho vay để tái xây dựng. Thụy Sĩ gần đây cũng đóng góp 11,5 triệu Mỹ kim để xây dựng lại nhà cửa và đời sống dân làng.

Ở Nam Dương sau trận sóng thần 2004, Ngân hàng Phát triển Á Châu đãcung cấp ngân khoản sửa chữa và xây dựng lại hệ thống tưới nước ở Aceh va Nias. Trung Quốc cũng ra một cử chỉ tương tự đóng góp rộng rãi hơn 50 triệu Mỹ kim cho Nam Dương, một phần trong số tiền là vài triệu Mỹ kim được trích ra để mua dụng cụ y khoa cho quốc gia này. Ái Nhĩ Lan tặng 27 triệu Mỹ kim cho việc cứu trợ hạn hán ở Phi Châu, và Na Uy cũng đóng góp để giúp đỡ bảo đảm nguồn thực phẩm cung cấp cho hơn hai triệu dân xứ Burundi. Ngân hàng Thế giới cũng đang đề xướng một ngân khoản bảo hiểm tài trợ cho 5 quốc gia vùng Caribê để dùng cho những phục vụ thiết yếu sau mùa giông bão. Ðề xướng này cũng cung cấp một ngân quỹ gần 50 triệu Mỹ kim dùng cho những quốc gia này trong trường hợp khẩn cấp.


Giúp đỡ người tỵ nạn và nạn nhân chiến tranh


Với sự đóng góp tổng cộng 601 triệu Mỹ kim về trợ giúp nhân đạo cho Tanzania trong vòng 5 năm tới đây, Liên hiệp Âu Châu sẽ giúp cung cấp lương thực và nhà cửa cho dân số tỵ nạn cũng như phát triển xây dựng mới của quốc gia này.

Nhiều quốc gia cũng ra tay giúp đỡ cho những tình trạng khó khăn người dân Iraq đang phải đương đầu. Úc Ðại Lợi và Nhật Bản đang đóng góp trợ giúp nhân đạo cho người Iraq di tản song song với những ngân khoản trợ giúp xây dựng khi họ trở về lại cố hương. Anh Quốc cũng gia tăng sự ủng hộ cho nỗ lực của hội Hồng Thập Tự ở Iraq, và Hoa Kỳ cũng cống hiến cứu trợ nhân đạo trực tiếp cũng như tiếp thu tối thiểu 7000 người dân ty nạn Iraq trong vài tháng tới đây. Thụy Ðiển cũng mở rộng cửa đón nhận những người Iraq di cư mới, với hầu hết đều được giấy phép sống chung với gia đình thân nhân đã di dân đến đây từ trước.

Anh Quốc đang đóng góp hiện kim để cứu giúp 70.000 nhân viên công chánh chưa nhận được tiền lương đã gần một năm nay. Ðây là phần phụ trội cho những trợ giúp khác mà Anh Quốc đã đáp ứng cho nhu cầu của người Pakistan. Ủy ban Âu châu đã gửi tài trợ cho Columbia để nâng đỡ người dân đã phải rời xa xứ xở bởi sự xung đột trong quốc gia họ.


Ðóng góp cho sự giáo dục trẻ em


Hòa Lan đến với thiếu nhi trên khắp thế giới qua sự đóng góp đơn phương to lớn nhất trong lịch sử 60 năm của UNICEF, sẽ được dùng để cung cấp cơ hội đến trường cho cho 25 triệu trẻ em thiệt thòi trên hơn 40 quốc gia ở khắp Phi Châu, Trung Ðông, Caribê và Ðông Nam Á. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tiến hành chương trình giáo dục ở Kenya, Ai Cập và Nam Phi hầu trau giồi khả năng của các giáo viên và học sinh trung học. Với quà tặng gồm 1000 máy vi tính cho cá nhân bởi Ngân hàng Zenith ở Nigeria, thiếu nhi Nigeria giờ đây càng được khích lệ nối nhịp cầu "phân chia điện tử" qua bước đầu đến với kỹ thuật thông tin và liên lạc.


Phát triển nông nghiệp và kinh tế


Hầu giúp đỡ Haiti tái thiết sự ổn định, Gia Nã Ðại đang cung cấp ngân khoản cho những dự án hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở quốc gia này. Iceland đang ủng hộ một chương trình tái ổn định ở Uganda, nơi có lần hầu hết 100% người dân phải di tản khỏi xứ. Nước uống cũng được dẫn tới cho người dân xứ Uganda nhờ vào từ tâm của Liên hiệp Âu Châu và UNICEF, trong công trình giúp đỡ cải thiện hệ thống nước uống ở đây.

Hầu trợ giúp những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Ðộ và Ba Tây phát triển vững vàng hơn những phương thức bảo trì môi sinh và tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng, Công ty Năng lượng tái phục hồi và Năng lượng ít tốn kém đang cung cấp dịch vụ tham khảo chuyên môn với ngân quỹ tài trợ từ Ái Nhĩ Lan, Ý Ðại Lợi, Tân Tây Lan, Na Uy và Anh Quốc.

Trong sự trợ giúp nông nghiệp cho các quốc gia Phi Châu như Mali va Burkina Faso, Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử Châu Mỹ La Tinh tài trợ ngân quỹ cho những dự án của Tổ chức Lương Nông Quốc tế Liên Hiệp Quốc (United Nations Food and Agriculture Organization - UNFAO) trong một quốc gia khác. Sự đóng góp này sẽ giúp đỡ thiết lập dự án tưới nước cấp nhỏ và khuyến khích cách dùng nguồn tài nguyên nước hữu hiệu hơn.


Lòng từ ái của cá nhân


Người giàu nhất thế giới, Bill Gates, nói: "Ði đôi với sự giàu sang vượt bực là một trách nhiệm... giúp đỡ những người cần thiết nhất". Lấy mình làm gương điển hình, ông đã cống hiến một phần lớn tài sản của mình cho từ thiện. Sự đóng góp từ những người Mỹ giàu có, một cách tổng quát, tăng từ 4,3 tỷ trong năm 2005 lên đến 48,5 tỷ trong năm 2006. Tương tự, những người giàu có trên thế giới cũng đã tuyên bố những giúp đỡ rộng rãi khác nhau.

Như Sư Phụ nói: "Ðó là cách thế giới sẽ trở thành thiên đàng: Mọi người cùng chia sẻ với nhau, và mọi người đều trở nên sung sướng hơn". (Lời pháp Cam Lồ, Bản Tin 51). Rõ ràng là chúng ta đang bước vào một thế giới tình thương, nơi càng ngày càng nhiều người chia sẻ với nhau. Chúng ta cảm ơn Thượng Ðế cho những ân sủng này!


<< >>
Giới thiệu trang này đến bạn