V: Thưa Sư Phụ, làm cách nào để giúp trẻ em học sinh trung học đệ nhất cấp và đệ nhị cấp hiền lành, hòa nhã hơn và hiểu lòng cha mẹ không một sự nghi ngờ?

SP: Cũng còn tùy vào nghiệp chướng của cha mẹ và con cái. Trẻ em vốn đã có lòng tốt, nhưng bị tiếp xúc với những ảnh hưởng ngoài xã hội. Ngày nay, môi trường sống trong xã hội không được tốt cho trẻ em bởi phim ảnh bạo lực, đồi trụy chỗ nào cũng có, làm ảnh hưởng tới con em của chúng ta. Hiện giờ những lớp học về đạo đức không được bao gồm trong chương trình học nhà trường. Tương lai có thể sẽ đổi; có thể chính phủ sẽ cho thêm những lớp này vào hệ thống giáo dục. Cho trẻ đọc những chuyện cao thượng hoặc ngồi thiền mỗi ngày nửa tiếng. Như vậy trẻ em sẽ khá ra.

Ấn Ðộ họ đã có những lớp này trong hệ thống giáo dục. Bây giờ hình như một vài trường đại học Tây Phương cũng cộng thêm môn này. Học sinh của họ ngồi thiền ngày nửa tiếng. Họ khám phá ra rằng những sinh viên này trở nên thông minh hơn, tâm tính vững vàng hơn, có thái độ tốt hơn đối với thầy cô. Cho nên, nếu muốn cải biến trẻ em chúng ta phải sửa chúng từ bên trong, chứ không phải bên ngoài. Tất cả mọi người trong xã hội nên hợp tác với nhau và mọi người nên chăm sóc tính nết của mình. Phụ huynh cũng có trách nhiệm trong đó. Không thể chỉ có bảo con cái thay đổi thôi, mà chính họ cũng phải thay đổi nữa.

Một vị thầy đã quá cố. Ngài cũng tu Pháp Quán Âm, có một người con trai. Người con trai này kể cho thầy của ông vài mẫu chuyện trong đời. Ông nói rằng từ hồi ông còn rất nhỏ, khoảng 3, 4 tuổi gì đó, ông thấy cha mẹ ông mỗi ngày dậy rất sớm ngồi thiền. Mặc dù lúc đó chưa biết thiền, nhưng ông vẫn ngồi bên cạnh. Thành ra ông được học thiền ngay từ khi rất nhỏ, mỗi ngày dậy rất sớm ngồi thiền với cha mẹ. Ông cũng thấy nhiều người đạo hạnh tới thăm cha mẹ và nhiều người tu hành đến thiền chung. Cha mẹ ông chăm sóc cho những người đến cộng tu một cách thương yêu. Mỗi tối hay mỗi Chúa Nhật, cha mẹ ông đọc một ít kinh điển, một cái gì đó về đạo đức, vài mẫu chuyện hay cho cả nhà nghe. Có khi họ nghe băng trước khi thiền với nhau. Ông đã lớn khôn trong môi trường đó. Thảo nào về sau ông trở nên một minh sư nổi tiếng bên Ấn Ðộ. Bây giờ vẫn còn nổi tiếng thế giới.

Thành ra, đừng trách trẻ em, vì chính người lớn nhiều khi cũng lầm lỗi. Thí dụ như, quần áo chúng ta mặc không đàng hoàng lắm, tính nết chúng ta có thể là không đủ cao cả, đạo đức của chúng ta chưa đủ thâm sâu. Chúng ta giáo dục con em từ trong gia đình, không phải từ trường học, vì cha mẹ là thầy cô vĩ đại nhất, căn bản nhất và quan trọng nhất. Quý vị nghĩ sao? (Vỗ tay)

 

Vấn Ðáp Chọn Lọc

* Nâng Cao Nền Văn Hóa Giáo Dục Của Chúng Ta
*
*

Tải Xuống Bản Tin #126

Bản Tin 126
Mục Lục