Linh hồn xem mọi kinh nghiệm
như là cơ hội học hỏi

Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị,
hội nghị trên mạng lưới truyền thông với đồng tu Toronto, Ontario, Gia Nã Ðại,
ngày 4 tháng 8, 2002 (nguyên văn tiếng Anh) Băng thâu hình số 746

V: Không người nào có lý trí mà lại đi tìm sự đau đớn và khổ sở. Vậy tại sao linh hồn trở lại nếu chỉ có thói quen và dục vọng là những thứ phải đầu thai?


SP: Bởi vì linh hồn ngụ trong những thói quen và dục vọng. Cho nên người đó phải trở lại để học hỏi, rằng không nên để những điều này ràng buộc với linh hồn. Họ phải trở lại để học hỏi rằng những thứ này không thuộc về họ. Thí dụ như, nếu chồng quý vị rời nhà để đi làm và quý vị nói với ông: ỀAnh ơi, có bao rác ở đó. Trên đường đi làm ơn liệng nó vào thùng rác ở ngoài công viên cho emỂ. Và rồi ông đem bao rác vào xe khi đi làm. Tuy nhiên, ông vắt nó lên vai rồi quên mất. Rồi ông đem vào trong văn phòng. Rồi ông nhận ra rằng ông có đeo theo bao rác, chỉ có rác là phải bỏ đi chỗ khác. Nên ông phải lấy nó ra, đem bỏ đi, rồi trở lại văn phòng.

Ðây chính là cách vũ trụ làm việc. Linh hồn rất muốn làm tất cả những chuyện này. Nhưng bởi vì chúng ta ngồi đây trong cảnh giới vật chất, bàn luận sự việc theo quan niệm vật chất của hành tinh này, hay theo kỳ vọng của chúng ta trong khả năng hiểu biết hạn hẹp của con người, nên chúng ta xem sự đau đớn, khổ sở và hạnh phúc như là những hình ảnh hoàn toàn trái ngược nhau. Chúng ta xem sự đau đớn và khổ sở như là những phẩm chất không tốt và luôn luôn mong cầu hạnh phúc.

Nhưng từ Thiên đàng, từ cảnh giới cao hơn, chúng ta xem mọi việc như là cơ hội để thực tập những khả năng và sức mạnh khác nhau bên trong chúng ta. Cho nên, chúng ta không bao giờ màng việc phải đầu thai nếu cần thiết, hoặc phải làm những công việc hay chuyện vặt nào đó, ở bất cứ hành tinh nào trong vũ trụ. Vì vậy, đừng lo lắng về mấy chuyện này. Trong bức tranh toàn vũ, sự đau đớn và khổ sở chỉ là một phần của toàn thể. Giống như là khi quý vị đang xem phim, những người diễn viên không màng việc lãnh chịu đủ thứ đau khổ và nguy hiểm trong phim, để cuốn phim được hấp dẫn và linh động cho mục đích giải trí. Họ không màng, bởi vì họ không xem đó là sự đau khổ thật sự.

Tương tự như vậy, trong bức tranh rộng lớn hơn, nếu chúng ta nhận biết Bản Ngã của mình như là linh hồn hay như là một diễn viên, chúng ta sẽ không màng. Chỉ là hiện tại chúng ta ngồi đây trong cảnh giới vật chất, và chúng ta lo nghĩ về đau khổ. Chúng ta sợ chết, và không thích đau khổ. Nhưng khi ở trong Chân Ngã thật sự của mình, chúng ta ở bên ngoài bức tranh, và biết rằng Chân lý thì khác. Tôi hy vọng là tôi nói rõ? (Ðáp: Dạ!) Ðiều này rất trừu tượng, và tôi mừng là quý vị hiểu. Nếu không, chỉ cần tiếp tục tu hành. Tôi biết quý vị đang tiến bộ rất tốt đẹp.