Tường trình theo xếp hạng và đánh giá của Sư Phụ

TÂN TÂY LAN

Quốc gia yêu chuộng hòa bình
và sức khỏe

Do Terry Prince, Christchurch (nguyên văn tiếng Anh)

Luật về thực phẩm đổi chủng di truyền

Tân Tây Lan là quốc gia có sự kiểm soát khắt khe về việc sử dụng những sinh thể đổi chủng di truyền (Genetically Modified Organism Ồ GMO), trong đó những sinh thể không hiện hữu tại Tân Tây Lan (kể cả GMO) sẽ được kiểm soát bởi đạo luật Những Chất và Sinh thể Mới Nguy hiểm của năm 1996. Ðạo luật này đòi hỏi tất cả những sinh thể mới phải được một cơ quan độc lập kiểm tra và chấp thuận theo từng trường hợp một, trước khi được cho phép sử dụng tại Tân Tây Lan.

Do đó, hiện tại, ở Tân Tây Lan không có thực phẩm tươi bị đổi chủng di truyền. Mặc dù một vài thực phẩm bào chế trong quốc gia có thể có những thành phần đổi chủng di truyền được nhập vào từ nước ngoài, những thành phần này phải được thử nghiệm để khảo sát sự an toàn của chúng, và trên nhãn hiệu của những sản phẩm này phải được ghi rõ, nếu có sự hiện diện của những thành phần GMO nhiều hơn 1%.

Ðể bổ sung cho tiến trình quyết định về vai trò của GMO trong xã hội Tân Tây Lan, chính quyền đã thành lập cơ quan Toi Te Taiao, Hội đồng Ðạo đức Y học, để khuyến khích sự đàm luận trong quần chúng, và để cố vấn chính quyền về phương diện tâm linh, văn hóa và đạo đức của sự đổi chủng di truyền.1

 

Ðạo luật Bảo vệ hòa bình / Phi nguyên tử /
Giải trừ quân bị và Kiểm soát vũ khí

Ngoài lập trường ý thức cao về sức khỏe quần chúng, Tân Tây Lan cũng nổi tiếng là một thành viên có tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế trong những hoạt động tránh chiến tranh gây hấn, thúc đẩy hòa bình, đối thoại và kiến thiết, để giải quyết những xung đột quốc gia và quốc tế trên khắp thế giới.

Thí dụ như, quốc gia Tân Tây Lan là một trong những sáng lập viên của Liên Hiệp Quốc, đã vận động cho hòa bình thế giới qua những đạo luật như Vùng Phi Nguyên tử Tân Tây Lan, pháp luật Giải trừ Quân bị và Kiểm soát Vũ khí, qua việc ủng hộ và ký những hiệp ước và hiệp định quốc tế bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Hiệp ước quốc tế về Quyền Công dân và Chính trị, Hiệp ước chống phát triển hạt nhân.2

Ngoài ra, Tân Tây Lan cũng góp phần với Liên Hiệp Quốc trong những sứ mạng giữ hòa bình tại Yugoslavia, Cam-pu-chia, East Timor, Somalia cũng như là những quốc gia khác,3 và đã đóng vai trò lãnh đạo trong việc thúc đẩy hòa bình trong vùng Thái Bình Dương. Ðiển hình là một cuộc nổi loạn đòi ly khai trên quần đảo Bougainville làm mất mạng 20 ngàn người cuối cùng đã được chấm dứt, sau một cuộc hòa giải do những nhà ngoại giao Tân Tây Lan đứng ra điều động.4

Thêm vào đó, trong năm 2003, đáp lời yêu cầu xin cộng đồng quốc tế can thiệp, Tân Tây Lan đã đồng lãnh đạo một đạo quân quốc tế bao gồm cảnh sát và quân đội đến Quần đảo Solomon để giúp tái thiết hòa bình và trật tự, sau cuộc nổi loạn trong vùng.5

Tất cả những nỗ lực này này cho thấy quyết tâm của Tân Tây Lan trong việc bảo vệ sức khỏe và phúc lợi quần chúng trên bình diện quốc gia, cũng như là sự cải tiến tình huynh đệ giữa nhân loại trên bình diện chính trị quốc tế.  


Trang mạng để tham khảo:

1. Ministry for the Environment, từ
http://www.mfe.govt.nz/publications/organisms/gm-nz-approach-jun04/html/index.html

(thuộc bản quyền Crown)

2. Ministry of Foreign Affairs and Trade, từ
http://www.mfat.govt.nz/foreign/humanrights/overview/overview.html

(thuộc bản quyền Crown),
Tân Tây Lan Nuclear Free Zone, Disarmament and Arm Control Act 1987, từ
http://www.legislation.govt.nz/browse_vw.asp?content-set=pal_statutes

(thuộc bản quyền Crown)

3. http://www.un.org/Depts/dpko/dpko/index.asp

4. http://en.wikipedia.org/w/index.php?title=Bougainville&oldid=40505568

5. http://en.wikipedia.org/w/index.php?title=Solomon_Islands&oldid=42506221

  <<
Giới thiệu trang này đến bạn

Sự lảnh đạo khai ngộ đem lại tương lai tươi sáng
Gia Nã Ðại | Úc Ðại Lợi | Costa Rica | Tân Tây Lan | Slovenia | Holland | Hoa Kỳ