Bí quyết giảm thiểu sự gia tăng
nhiệt độ toàn cầu và cạn kiệt tài nguyên

 

Ban báo chí Florida (Nguyên văn tiếng Anh)

Những vấn đề hiện thời về sự kiện gia tăng nhiệt độ toàn cầu và sự sa sút nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ðịa Cầu như dầu than, nước sạch và đất mầu là những thử thách gay go nhất mà nhân loại phải đối đầu. Các khoa học gia kết luận rằng giảm bớt thán khí (carbon dioxide – CO2) trong không khí sẽ đỡ gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Do đó, năm 1997, 181 chính phủ cùng ký nghị định thư Kyoto Protocol để giảm bớt việc nhả hóa chất này vào không khí cùng với 5 loại khí độc khác mà người ta gọi là “khí nhà xanh” (greenhouse gases). Dù đây là một bước tiến khả quan, nhưng trong tờ đặc san khoa học mang tên Physics World, phát hành tháng 7 năm 2005, một nhà vật lý người Anh tên là Alan Calverd đã đưa ra một cách thức giản dị hơn nữa để giúp giải trừ vấn đêà hâm nóng toàn cầu, đó là ngưng ăn thịt. Bài viết của ông tựa đề “Radical Approach to Kyoto” (Giải pháp triệt để cho Kyoto) đã lan truyền mau chóng trên hệ thống mạng lưới truyền thông và đang được các khoa học gia bàn cãi sôi nổi.

Dù Calverd không phải là người ăn chay, nhưng ông đã nhận thấy sự phí phạm về năng lực và nguồn tài nguyên thiên nhiên gây ra bởi việc nuôi gia súc lấy thịt. Do đó ông đã tính những hình thức khác nhau mà con người sử dụng khiến cho khí CO2 phát ra, chẳng hạn như đốt nhiên liệu như dầu xăng và đốt nhiệt lượng trong thân thể của người và heo bò. Và ông phát hiện ra 21% số lượng nhiệt lượng cần dùng này có liên quan tới việc giữ heo bò sống trong chuồng. Tương tự như khói xe, hơi thở thú vật cũng phát ra một số lượng khổng lồ khí CO2. Và lạ thay, trung gian gây nóng Ðịa cầu này không được bao gồm trong danh sách liệt kê khí xạ nhân tạo do các khoa học gia khí hậu và chính trị gia nêu ra, vì họ cho đó là một hiện tượng phi nhân tạo ra và không thể thay đổi được.

Ngoài ra, con số mà ông Calverd tính ra này, 21%, chưa kể số thán khí phát ra từ những nguyên nhân gián tiếp như là sản xuất đồ ăn gia súc, dùng máy móc để giết thú vật, moi ruột, đóng bao hay đóng hộp, chuyên chở và giữ trong tủ lạnh.

Tiến sĩ David Pimentel, thuộc viện đại học Cornell University, một khoa học gia canh nông, đã thực hiện bài toán tận tường hơn nữa về phí tổn năng lượng trong công việc sản xuất thịt. Tuy không có quan hệ gì tới phong trào ăn chay, nhưng ông đã theo dõi và ghi lại những phí tổn về năng lực trong việc nuôi thú lấy thịt trong những thập niên qua. Ông đã viết 560 bài tường trình khoa học và 23 quyển sách nói về chủ đề này. Tiến sĩ Pimentel cũng từng giữ những chức vụ khác nhau trong chính phủ để theo dõi kỹ nghệ sản xuất thịt, ông đã lập lại nhiều lần với các khoa học gia bạn chuyên khảo cứu về thịt rằng: “Tôi không có ý phán đoán về đạo đức, tôi chỉ đưa ra một dữ kiện”.

Trong bài viết của ông vào năm 2004, mang tên “Livestock Production and Energy Use” (Sản xuất heo bò và tiêu thụ năng lực), Pimentel phỏng chừng tại Hoa Kỳ, số lượng xăng cần thiết để cho một người trung bình ăn thịt trong vòng một năm lên tới một con số đáng ngạc nhiên, đó là 401 gallon (khoảng 1415 lít) so với 219 gallon (khoảng 827 lít) phí tổn cho một người ăn chay trong một năm. Càng ăn thịt nhiều con số này càng lên mau chóng. Pimentel cũng tính ra rằng nếu toàn thể thế giới đều ăn như người Mỹ thì số lượng xăng còn lại trên địa cầu này sẽ cạn hết trong vòng 13 năm. Sự quan sát dưới đây càng thêm hùng hồn:

Dù lái nhiều xe hạng sang loại hao xăng vẫn đỡ tốn nhiệt lượng hơn là đi bộ, nếu nhiệt lượng cơ thể tiêu thụ trong lúc đi bộ đó lấy từ những bữa ăn theo tiêu chuẩn của người Mỹ! Lý do là vì năng lượng cần có để sản xuất thực phẩm cho một người để đi bộ một đoạn đường, nhiều hơn là năng lượng một xe hơi cần có để chạy cùng đoạn đường đó, với điều kiện xe tiêu thụ 1 gallon cho mỗi 24 dặm hoặc nhiều hơn.

Ngoài ra, còn có một bài tính tương tự như vậy, dựa trên việc dùng xe đạp, đăng trên mạng lưới điện tử địa chỉ: http://www.bicycleuniverse.info cho thấy số năng lượng cần thiết để đạp xe đạp lấy từ những bữa ăn có thịt, bằng với số năng lượng xăng cần thiết để lái xe hơi.

Còn một loại khí xạ khác liên quan đến súc vật mà con người thường bỏ sót, đó là chất Metan (methane) gây ra bởi sự tiêu hóa kỵ khí nhả vào không khí mỗi khi bò thở ra. Cuộc nghiên cứu của National Aeronautics and Space Administration (NASA), đăng trên tờ Geophysical Research Letters, phát hành vào tháng 2, 2005, đã phát hiện rằng hậu quả của chất này trong bầu khí quyển Ozôn (ozone) đã làm nhiệt độ toàn cầu tăng lên gấp hai lần nhiều hơn con số phần trăm ước đoán trước đây (10%), và việc ăn thịt chịu trách nhiệm trọn vẹn 1/3 tổng số khí Metan phát ra từ động vật.

Một thống kê đáng ngạc nhiên nữa, đó là 9 tỷ con heo và bò nuôi ở Hoa Kỳ tiêu thụ gấp bảy lần nhiều hơn số lượng lúa gạo mà toàn thể dân chúng trong nước này tiêu thụ, và tỷ số lúa gạo dùng để nuôi heo bò cũng đang vọt lên trong những quốc gia chậm tiến như Trung Quốc, Ai Cập và Mễ Tây Cơ. Hơn nữa, thể theo Học viện Worldwatch, mỗi một cân thịt bò (khoảng 1/2 ký) lấy từ bò nuôi bằng lúa gạo, phải hao tổn 35 cân Anh đất mầu, và nuôi dưỡng một người ăn thịt, phải tốn trên 4000 ga-lông nước mỗi ngày (khoảng 15.120 lít) thay vì chỉ tốn 300 ga-lông (1.134 lít) cho người ăn chay.

Theo lời ông Mathis Wackernagel, một chuyên gia về sinh thái học nổi tiếng, thì ăn thịt là một lý do quan trọng khiến cho loài người bị tiêu hao nguồn lượng thiên nhiên của trái Ðất với một mức độ không thể nào hoàn lại cho kịp. Vì vậy nhiều khoa học gia như là ông Wackernagel và Calverd đã đưa ra những chứng minh khoa học cho thấy ăn thịt làm tiêu hao nguồn tài nguyên thiên nhiên trên quả Ðất. Nhưng có những đề tài khác không thể chứng minh được nhưng không kém phần quan trọng cũng cần phải đề cập đến, như là vấn đề phúc lợi của súc vật và ảnh hưởng sâu đậm trong tâm thức con người về phương diện đạo đức khi giết tập thể các loài gia súc.

Những người tu hành môn pháp Quán Âm đều biết rằng ăn thịt là một trong những trở ngại to lớn nhất cho sự phát triển tâm linh và khai ngộ. Giết súc vật để thỏa mãn khẩu vị hay trả tiền cho người khác làm giùm mình, khiến con tim chai đá, đưa tới chiến tranh và những hình thức khổ đau khác cho con người. Giờ đây, khoa học gia đang phát hiện thêm rất nhiều dữ kiện thực tiễn nữa cho thấy ăn thịt cũng phá hủy ngay cả nền tảng sinh tồn của tinh cầu chúng ta. Loài người càng có thêm nhiều lý do bỏ ăn thịt trong thời đại Hoàng Kim mới.  





Những anh hùng ăn chay của màn bạc
Tài tử Linda Blair nói về ăn chay và lòng từ bi
Bí quyết giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và cạn kiệt tài nguyên
Cá rán chay và khoai tây chiên đã có ở Luân Ðôn
Các khoa học gia và nhà phát minh nổi tiếng nói về ăn chay
Giác ngộ về vấn đề ăn chay trong vùng Hy Mã