Các khoa học gia và nhà phát minh nổi tiếng nói về ăn chay

Ban báo chí Florida, Hoa Kỳ,
chép (Nguyên văn tiếng Anh)

 

Vì muốn giúp bảo trì tài nguyên thiên nhiên của tinh cầu, nhiều nhà tư tưởng học và khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới đã giữ trường chay và xác nhận sự cần thiết của việc ăn chay từ quan điểm đạo đức và lôgic.

Ví dụ như ông Isaac Newton, “tổ của vật lý học”, và Leonardo Da Vinci, nhà vật lý học bán-thời-gian đã khám phá ra thủy lực, quang học và cơ học, cả hai đều ăn chay tinh khiết. Thật vậy, Da Vinci rất nhiệt tình về việc ăn chay, tới nỗi ông mua gà bị nhốt chuồng đem đi thả. Ngoài ra còn có Srinivasa Ramanujan (1887-1920), được coi như là một nhà toán học lừng lẫy nhất của 1000 năm qua, cũng là người ăn chay.

Một người hăng hái ăn chay nữa là nhà phát minh vĩ đại kiêm vật lý gia kiêm kỹ sư tên Nikola Tesla (1856-1943), người đã giúp sáng chế hệ thống điện AC (alternating current) dùng để cung cấp điện cho nền văn minh ngày nay, ông sống bằng những bữa ăn ngon do chính ông đặt nấu tại khách sạn Waldorf-Astoria, Nữu Ước. Về lợi ích thể xác cũng như đạo đức trong việc ăn chay, Tesla viết như sau:

Theo nguyên tắc chung thì nuôi heo bò để cung cấp thức ăn là một việc có thể bị phản đối. Trồng rau chắc chắn là thích hợp hơn, và do đó mà tôi nghĩ rằng ăn chay là đường lối đáng ca ngợi để ra khỏi thói quen man rợ đã thành hình trong xã hội từ trước đến nay. Sự kiện chúng ta có thể sinh tồn bằng thực vật mà vẫn làm việc tốt lợi không phải là một giả thuyết mà là một sự thật nhìn thấy rõ ràng. Nhiều giống người chỉ ăn rau quả mà sống, nhưng lại có thân thể và sức mạnh cường tráng hơn. Chắc chắn một số thực vật như yến mạch (oatmeal), đỡ tốn tiền hơn thịt mà lại tốt hơn về cả hai phương diện thể xác lẫn tinh thần. Hơn nữa, loại thức ăn này không đòi hỏi bộ phận tiêu hóa phải làm việc nhiều như thịt, và làm chúng ta cảm thấy thỏa mãn hơn, thân thiện hơn, nhờ vậy mà những thức ăn như vầy có lợi rất nhiều không thể nào nói hết. Trước những dữ kiện này chúng ta nên đem tất cả nỗ lực ra để mà chấm dứt sự chém giết thú vật một cách độc ác vô lương tâm, phá hoại luân thường đạo lý.

Tesla nhìn về tương lai, và đưa ra giả thuyết rằng một ngày nào đó loài người sẽ biết duy trì đời sống một cách trực tiếp bằng cách sử dụng từ tường năng lượng trong vũ trụ. Ngoài ra, Thomas Edison (1847-1931), nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử và cũng là người ăn chay, viết: “Ăn chay ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần và hành động cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lực của thân thể. Trừ khi chúng ta ngừng giết hại những chúng sinh khác, chúng ta vẫn còn là loài hung dữ”.

Một nhân vật xuất chúng khác ăn chay là Albert Einstein (1879-1955), được coi như là một khoa học gia lừng lẫy nhất của thế kỷ thứ 20 và là người suốt đời ủng hộ hòa bình, ông nói: “Không có gì lợi ích cho sức khỏe con người và gia tăng tuổi thọ trên quả Ðất này nhiều như sự tiến hóa sang đường lối ăn chay.” Về việc này ông còn nói thêm: “Công việc của chúng ta là phải nới rộng vòng tay thương yêu đến tất cả sinh vật, bảo bọc toàn thể thiên nhiên trong vẻ đẹp của nó”. Ngày bắt đầu chuyển sang ăn chay, Einstein viết nhật ký như sau: “Vâäy là tôi sống không ăn mỡ, không ăn thịt, không ăn cá, mà vẫn cảm thấy khỏe khoắn theo cách này. Tôi luôn luôn cảm tưởng rằng con người không phải sinh ra để làm một loài ăn thịt”.

Từ khi Einstein đưa ra lý thuyết tương đối lần đầu tiên một trăm năm trước đến nay, thế giới vẫn chưa có thiên tài nào so sánh được với ông; tuy nhiên, một nhà vật lý học thời nay, ông Edward Witten, đã được nhiều người coi như là kế nghiệp Einstein, và cũng là một luận gia về thuyết dây* (string theory) nổi tiếng nhất thế giới kiêm nhà toán học. Ngoài sự tinh thông về khoa học, ông Witten còn giống như Einstein ở chỗ ông ăn chay và làm cùng vấn đề vật lý trong cùng tòa nhà của viện đại học Princeton University, chỗ Eintein từng làm việc.

Người nổi tiếng nhất được ông Witten bảo trợ là ông Brian Greene, người đã bác lý thuyết mà Einstein cho rằng không gian có thể dãn ra nhưng không rách. Lên chín tuổi, Greene đã có thể tính được trong đầu những bài toán nhân 30 con số, và đương nhiên ông cũng ăn chay. Dưới đây là phần trích ra trong bài phỏng vấn của ông về khoa học, đạo đức và ăn chay mà ông Greene đã dành cho Bản Tin Thanh Hải Vô Thượng Sư.

V: Theo ông nghĩ tại sao nhiều thần đồng vĩ đại nhất là người ăn chay?

Brian Greene: Từ kinh nghiệm giới hạn của tôi thì người ăn chay thường là những người sẵn sàng thách thức khuôn khổ bình thường và được chấp nhận. Hơn nữa, họ thường là những người sẵn sàng hy sinh thú vui của mình để theo đuổi những gì mà họ cảm thấy là đúng. Phẩm tính này cũng là điều cần thiết để có được những tiến bộ mới vĩ đại trong nghệ thuật cũng như trong khoa học.

V: Theo ông nghĩ vì sao những khoa học gia khác vẫn không ăn chay?

BG: Nói chung thì tôi sẽ hỏi lại rằng tại sao đa số người không chịu ăn chay. Tôi nghĩ câu trả lời là đa số người ta không thắc mắc, nghi ngờ lối ăn thịt bởi vì họ đã ăn từ trước tới nay. Trong số này cũng có nhiều người thương thú vật và môi sinh, có người thương rất nhiều. Nhưng vì lý do nào đó – sức mạnh của thói quen, tập tục, hoặc ương ngạnh không muốn thay đổi – có một sự gián đoạn căn bản mà những cảm nghĩ này không chuyển dịch thành sự thay đổi trong hành vi.

V: Ðiều gì đã gợi cho ông cảm hứng ăn chay?

BG: Nói thẳng thì đó là món thịt sườn mẹ tôi nấu cho tôi lúc tôi chín tuổi. Mấy miếng sườn đó làm tôi liên tưởng trực tiếp tới con vật bị chặt; tôi thấy ghê quá, tuyên bố không bao giờ ăn thịt nữa. Và tôi không ăn từ đó. Ðổi sang chay tinh khiết không sữa, trứng là xảy ra sau này. Tôi đến thăm một nông trại chuyên cứu thú vật ở Nữu Ước, phát hiện được nhiều điều xảy ra trong kỹ nghệ bơ sữa, làm tôi khó chịu và không muốn tiếp tục ủng hộ nó nữa. Mấy ngày sau là tôi bỏ cả bơ lẫn sữa.

Ngày nay ngay cả những khoa học gia không ăn chay cũng hiểu nền tảng vật chất của việc ăn chay, và ăn chay đóng góp thế nào cho phúc lợi môi sinh của Ðịa Cầu. Thí dụ như nhà vật lý học người Anh tên Alan Calverd gần đây đã lên báo trang đầu, khi ông nói về vấn đề hâm nóng toàn cầu và việc ăn chay như sau: “Ăn chay có ích cho môi sinh hơn là giảm đốt dầu và xăng”.

Từ những thí dụ kể trên, chúng ta thấy rằng các khoa học gia xuất chúng trong lịch sử đã khẳng định lợi ích của việc ăn chay từ quan điểm đạo đức và từ bi, cũng như từ quan điểm khoa học rằng đây điều cần thiết để bảo đảm phúc lợi cho tinh cầu chúng ta. Cho nên chỉ cần đổi thói quen ăn uống, chúng ta có thể mang biết bao lợi ích đến loài người.  

Chú thích: Thuyết dây là một mô hình của vật lý căn bản, cho rằng những khối xây đều là vật một chiều kéo dài ra (dây) thay vì là những điểm không chiều (hạt) theo như mô hình tiêu chuẩn trong vật lý hạt. Ðây là ứng viên dẫn đầu cho “lý thuyết về mọi thứ” rói rằng vũ trụ cơ bản là được cấu thành bởi chấn động lực.





Những anh hùng ăn chay của màn bạc
Tài tử Linda Blair nói về ăn chay và lòng từ bi
Bí quyết giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và cạn kiệt tài nguyên
Cá rán chay và khoai tây chiên đã có ở Luân Ðôn
Các khoa học gia và nhà phát minh nổi tiếng nói về ăn chay
Giác ngộ về vấn đề ăn chay trong vùng Hy Mã