<Kinh Nghiệm Học Hỏi Của Một Giáo Sư Trường Huấn Nghệ>



Do sư tỷ Chang Wan-chen, Ðài Nam, Formosa

Nhiều năm trước, tôi hành nghề dạy học tại một trường huấn nghệ tư đệ nhị cấp gần nhà ở. Tôi dạy môn tâm lý học. Theo cái tên của lớp này thì tâm lý học là một khoa học giúp con người hiểu trí óc, tính tình của họ và người khác. Tuy nhiên, tận đáy lòng, tôi biết môn học này không lợi ích nhiều đối với bản tính thật sự của nhân loại và ý nghĩa của sự hiện hữu của con người. Cho nên nó sẽ không giúp đỡ nhiều cho những người có vấn đề đau buồn về tâm lý.

Vì học sinh không tìm được câu trả lời cho nhiều nghi vấn trong khi học bộ môn này, nó đã trở thành một lớp nữa đòi hỏi các em thời giờ, sức lực. Tuy nhiên, trong lúc giảng dạy, có hai chuyện đặc biệt đã xảy ra khiến tôi nhận thức được những nhu cầu về tâm lý của giới trẻ, và cho tôi biết rõ hơn về bản tính con người.

Một hôm, khi đang giảng về học thuyết của "lực thông minh", tôi nói với học sinh rằng khi cuộc khảo cứu về vấn đề này được đem ra thực hiện lần đầu tiên bên Pháp, người ta không coi "lực thông minh" như một tài năng thiên phú không bao giờ mất, bởi vì mức độ phát triển khác nhau trong mỗi một người -- có người rất nhanh, có người rất chậm. Có người làm giỏi hơn về khía cạnh này, có người đặc biệt thích những khía cạnh khác; mỗi người giỏi một cách khác nhau. Hơn nữa, cái gọi là điểm số IQ (số đo trí thông minh) chủ yếu chỉ phản ảnh kết quả của sự học hỏi kiến thức và khả năng suy nghĩ lý luận. Tài năng tiềm tàng trong con người rộng lớn hơn, mạnh mẽ hơn tất cả những cái này rất nhiều. Cho nên, phán xét khả năng và giá trị của một người qua điểm trong trường hoặc qua số IQ là một việc không thích đáng.

Trong khi nghe tôi giảng bài này, phản ứng của học sinh rất khác thường. Mọi khi, chỉ có vài học sinh trong lớp chịu khó nghe tôi giảng, những em khác nghỉ ngơi, nói chuyện hay đọc sách. Nhưng khi tôi bắt đầu nói về những khái niệm này, cả lớp bỗng lặng thinh, chăm chú nhìn tôi. Thấy sự thiết tha và cảm xúc của các em hiện trên nét mặt, tôi biết đây là vấn đề u uất trong lòng của các em từ trước tới nay, và hôm đó tôi đã giúp chúng đối mặt với vấn đề. Hiện tượng này đã xảy ra nhiều lần mỗi khi tôi dạy đề tài này, khiến tôi thông cảm nhiều hơn đối với giới trẻ đang học trường huấn nghệ đệ nhị cấp. Các em phải tranh đấu khổ sở trong xã hội và trong chương trình học mà chỉ coi trọng từ chương, và đã bị những lời bình phẩm không công bình từ chính mình và người khác. Do đó, các em đã đau khổ rất nhiều, một cách không cần thiết. (Trường huấn nghệ đệ nhị cấp tại Formosa là một trong những trường mở cho những học sinh không được nhận tại các trường trung học đệ nhị cấp; trong quá khứ, các học sinh trường huấn nghệ thường bị xã hội coi thường.)

Một hôm khác, tôi giảng về sự phát triển của trẻ em tuổi từ 6 đến 12. Trẻ em trong nhóm tuổi này thường thường không biết "hạng" có nghĩa là gì. Chúng cố gắng được hạng tốt vì sự khen ngợi, khuyến khích và phê chuẩn của người lớn mỗi khi được hạng cao; như vậy tức là chúng sẽ được thương nhiều hơn. Cho nên, trẻ em tuổi này chăm học chỉ vì mong mỏi tình thương. Khi tôi giảng rộng ra về đề tài này, các học sinh trong lớp huấn nghệ của tôi, bình thường hay có thái độ đùa cợt, không muốn nghe, một lần nữa tỏ vẻ chú ý bất thường.

Sau này, tôi bỏ nghề dạy để đi học thêm, nhưng thỉnh thoảng gặp lại những học sinh cũ. Khi gặp chúng hoặc nhớ lại cái nghề dạy học ngày trước, tôi cảm thấy hoàn toàn tự tại. Lương tâm tôi rất rõ ràng, mặc dù trong thời gian đi dạy tôi có bị áp lực nhà trường phải coi những thành đạt về kiến thức như là mục đích ưu tiên, và dùng hạng trong lớp để định giá và điều khiển học sinh, nhưng tôi vẫn giữ vững sự tin tưởng của tôi và dạy học trò qua tình thương. Mặc dù niềm tin đó đã làm tôi mất đi vinh dự trở thành một nhà giáo để đào tạo những học sinh giỏi nhất, tôi sung sướng đã làm theo điều phải.



Tường Trình Ðặc Ðiệt Cho Ngày Thầy Giáo
* Pháp Môn Quán Âm --
Phương Pháp Giáo Dục Hoàn Hảo
* ~Một Nghề Vui
* ~Hoa Hồng Không Mong Mà Ðược
* ~Nhẫn Nại, Quý Trọng,
Chấp Nhận và Quan Tâm
* ~Thắp Lên Ánh Ðèn

Tải Xuống
Bản Tin #126

Bản Tin 126
Mục Lục