<Kinh Nghiệm Học Hỏi Của Một Giáo Sư Ðại Học>



Người kể: Sư tỷ Hsiung, Ðài Nam, Formosa
Ban Báo Chí Ðài Nam ghi chép

Trong 4 năm dạy đại học, sư tỷ Hsiung nhận thấy tài năng mỗi người mỗi khác, và cần phải dùng những phương pháp giáo huấn khác nhau cho mỗi loại học sinh. Thường thường, chúng ta nên nói chuyện thành thật với học sinh để tìm hiểu những gì họ thật sự đang cần. Chúng ta không nên chỉ nghĩ tới những điều mình muốn cung ứng hoặc đối xử họ theo đường lối thích hợp với thói quen của chúng ta. Ðôi khi vì muốn hướng dẫn học trò, chúng ta cần dùng phương cách không được khẳng định như hành động nghiêm khắc, gắt gao; chúng ta không thể luôn luôn dạy bằng sự khẳng định hay khuyến khích.

Quan tâm tới những tiêu chuẩn khác nhau trong giới học sinh, chúng ta cần phải tập tính nhẫn nại và chấp nhận họ với tất cả tình thương, thậm chí có khi phải cám ơn họ nữa. Từ khi tu Pháp Quán Âm, chị đã bỏ được một số khái niệm vị kỷ, một cách tự nhiên, tập bỏ xuống cái ta của mình, trà trộn với học sinh và trở thành một người trong nhóm. Chị cũng tập mang đến cho họ những quan niệm đúng đắn, tình thương và sự quan tâm, trong một đường lối thân thiện và vui vẻ.

Khi các học sinh mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh gia đình mỗi năm đến rồi đi, chị nhận thấy một trong những điều quan trọng nhất, đó là chị vượt qua được một vài vấn đề thầm kín trong tâm. Dạy và đồng thời học hỏi, chị đã có thể sử dụng trí huệ gặt hái được từ Pháp Môn Quán Âm để đối diện và giải quyết những khó khăn trong ngành dạy học. Chị đã mang tình thương Thượng Ðế đến những người trẻ tuổi, cho họ cảm nhận năng lực an bình, thanh tịnh, hỷ lạc và khẳng định trong vũ trụ.



Tường Trình Ðặc Ðiệt Cho Ngày Thầy Giáo
* Pháp Môn Quán Âm --
Phương Pháp Giáo Dục Hoàn Hảo
* ~Một Nghề Vui
* ~Hoa Hồng Không Mong Mà Ðược
* ~Nhẫn Nại, Quý Trọng,
Chấp Nhận và Quan Tâm
* ~Thắp Lên Ánh Ðèn

Tải Xuống
Bản Tin #126

Bản Tin 126
Mục Lục