<Kinh Nghiệm Học Hỏi Của Một Cô Giáo Dạy Thiếu Nhi Ðặc Biệt>



Người kể: Sư tỷ Li, Ðài Bắc, Formosa
Ðồng tu Chang Xue-yun thuộc Ban Báo Chí Ðài Bắc ghi chép

Sư tỷ Li là một giáo viên trong lớp dành riêng cho những trẻ em tiểu học bị trở ngại về thể xác và tinh thần. Chị đã nhiều năm kinh nghiệm về ngành này, dạy học sinh tật nguyền về tinh thần và thân thể. Lớp của chị gồm các học sinh có độ thông minh 50 trở lên nhưng sức học bị cản trở vì triệu chứng của các bệnh điên, mất trí, thân thể bị tật, mù hoặc điếc. Những học sinh này học chung với những học sinh bình thường cộng thêm các lớp đặc biệt nơi chúng được sự giáo huấn cá nhân.

Cha mẹ nào cũng muốn con mình khỏe mạnh, và nhiều người không thể đương đầu với sự thật là con của họ sinh ra với chứng bệnh nan y. Với cảm xúc trong lòng, chị Li nói: "Cả cha mẹ lẫn con cái đều phải vượt qua sự sợ hãi và triệt thối tâm thần." Chẳng may, nhiều phụ huynh không thể vượt qua khỏi sự sợ hãi đó; họ chỉ có thể đè nén trong lòng rồi âm thầm khóc. Cuối cùng họ bỏ rơi đứa con, đánh mất sự an ổn, đảm bảo trong trái tim của những tâm hồn trẻ. Mặt khác, chị Li cũng chứng kiến nhiều cha mẹ rất vĩ đại, có người là góa phụ hay góa vợ can đảm đưa con ra ngoài bóng tối để cùng nhau đối diện với những thử thách ở đời. Một chiến sĩ tàn tật nổi danh ở Formosa đã nói: "Thượng Ðế chỉ muốn giỡn với tôi, cho tôi thể nghiệm ánh sáng cuộc đời qua sự gắng sức này!" Không phải người tật nguyền nào cũng có thể sống vui và thong thả như ông. Họ cần nhiều người để giúp cho cuộc đời họ thêm tươi sáng, chỉ cho họ con đường và ủng hộ, nâng đỡ, khuyến khích họ kịp thời, kịp lúc. Những người này dần dần được sự tin tưởng của người tàn tật, do đó giúp họ mở rộng con tim đã từ lâu khép kín.

Nhờ tu Pháp Quán Âm, chị Li cảm thấy một lực lượng bên trong không ngừng nâng đỡ, cho chị tình thương vĩ đại và lòng kiên nhẫn để tiếp tục một công việc khó khăn. Khi dạy nhóm trẻ này, chị chấp nhận và hòa đồng với chúng, nhưng không chiều chuộng, che chở quá nhiều. Ðể làm tròn trách nhiệm giáo huấn của một người thắp đuốc và hướng đạo, chị có nhiều cách khác nhau để tạo dựng lòng tin nơi trẻ nhỏ, cho các em biết chị rất muốn giúp đỡ và hướng dẫn các em, và không bao giờ bỏ rơi các em.

Trong lớp đặc biệt này có một đứa bé học lớp một, cha mẹ em rất trẻ. Em bị điếc từ khi mới ra đời. Họ vô cùng đau khổ, khóa đứa nhỏ trong nhà, làm nó cảm thấy sợ sệt, bất an. Khi bắt đầu đi học, nó trở nên ích kỷ, không chịu học hoặc không muốn tiếp xúc với bất cứ đứa bạn nào. Do đó thầy giáo của em chuyển nó sang lớp của chị Li. Khi các bạn từ các lớp trên vui vẻ học nói trong chương trình dành cho học sinh bị điếc, em vẫn ngồi một mình trong góc. Chị Li tìm đủ mọi cách để dẫn dắt, nhưng em chỉ trả lời bằng tiếng khóc.

Dù vậy, chị Li vẫn không bao giờ nản chí. Chị thương yêu, săn sóc em như con của chị. Dưới sự dạy dỗ thương yêu không ngừng nghỉ, cuối cùng em có một vài tiến bộ. Nó không khóc nữa, thậm chí kể cho chị nghe chương trình truyền hình nó đã coi ở nhà ngày hôm trước. Mỗi ngày nó đều mang một cái gì đó cho chị Li.

Khi các học sinh từ những lớp trên gặp chuyện không vui, chúng đều đến với chị Li để xả "bầu tâm sự". Chị kiên nhẫn trao đổi ý kiến với các em và nhân cơ hội chuẩn bị cho các em về phương diện tâm lý để đối phó tình hình. Chị cho các em hiểu rằng khi một người cố gắng nhiều hơn những người khác và trải qua nhiều thử thách không may, họ sẽ trở nên sáng sủa hơn và đời sống càng thêm ý nghĩa.



Tường Trình Ðặc Ðiệt Cho Ngày Thầy Giáo
* Pháp Môn Quán Âm --
Phương Pháp Giáo Dục Hoàn Hảo
* ~Một Nghề Vui
* ~Hoa Hồng Không Mong Mà Ðược
* ~Nhẫn Nại, Quý Trọng,
Chấp Nhận và Quan Tâm
* ~Thắp Lên Ánh Ðèn

Tải Xuống
Bản Tin #126

Bản Tin 126
Mục Lục