Sư Phụ
Khai Thị

 

Vấn: Kính thưa Sư Phụ, Pháp Môn Quán Âm dạy chúng ta quán ánh Sáng và Âm Thanh bên trong. Còn người mù hoặc điếc thì làm sao tu được?

Sư Phụ:Ồ, những cái này không phải là ánh sáng hay âm thanh bên ngoài. Nó là ánh sáng, âm thanh thật bên trong chúng ta. Nó là Thiên Quốc. Không cần mắt trần hay tai trần để nghe. Hiểu không? Cho nên người mù thấy được, người điếc nghe được Thiên Quốc. Chúng ta không nói tới cái thể xác này.

Vấn: Kính thưa Sư Phụ, khai ngộ là hành trình mà linh hồn nào cũng phải đi qua. Vai trò của một người thầy hay một minh sư là giúp con người tiến bộ trên bước đường tâm linh. Ngài cũng phải đi qua cùng những khó khăn gian khổ tu hành, giống như Ðức Phật và Thầy Nanak (vị minh sư đầu tiên của đạo Sikh.) và nhiều người khác đã trải qua. Vậy thì làm thế nào mà một lúc tuyên bố là có thể làm cho đệ tử khai ngộ được? Kính bẩm Sư Phụ.

Sư Phụ: Quý vị sẽ thấy, sẽ biết như thế nào. Thử tôi đi. (Vỗ tay)

Vấn: Kính thưa Sư Phụ, là một người khai ngộ, làm cách nào Ngài vượt qua được trở ngại của việc biết mình là ai, được thanh tịnh yên vui, trong khi thấy nhiều người chung quanh còn ngủ vùi -- không muốn, từ chối hoặc bỏ lỡ con đường mà Ngài mong muốn chỉ cho họ?

Sư Phụ: Ồ, họ có sự chọn lựa của họ. Mỗi người được tự do chọn về Nhà bây giờ hay ở nán lại đây. Cho nên, không sao cả. Hãy kệ họ. Nếu quý vị muốn về thì quý vị về. Nếu họ không muốn về thì để họ rán chịu ở đó.

Vấn: Kính thưa Sư Phụ, con có một con mèo, một con chó, và con cho chúng ăn thịt. Sư Phụ nghĩ thế nào về việc này?

Sư Phụ: Thì quý vị hỏi chó, mèo của quý vị, đừng có hỏi tôi! (Cười và vỗ tay) Tôi không quyết định quý vị muốn gì cho đời sống của quý vị, nói chi tới chó mèo. Nhưng một số đệ tử của chúng tôi cho nó ăn chay, chúng nó không bị sao cả. Tôi có năm con chó, con nào cũng ăn chay, chúng là những con chó rất khỏe mạnh, hăng say, rất đẹp. Ðược chứ, chuyện đó không thành vấn đề. Tôi cũng đã cho mèo ăn chay; chúng nó cũng không sao, không than phiền gì cả. Trong tiệm bán đồ ăn gia súc cũng vậy, họ có đồ chay cho chó, mèo. Quý vị có thể hỏi thử. Tôi cho chó của tôi ăn "Wysong" (một hiệu đồ ăn chay cho chó.) Ngon lắm. Nhưng chó của tôi không chịu ăn đồ ăn chó, chúng ăn đồ ăn người. Tôi nấu nhiều lắm; cho chúng ăn rồi những gì còn dư thì tôi ăn. Mới đầu chúng ăn đồ ăn chó, về sau, sau khi ăn đồ của tôi, chúng không muốn đồ ăn chó nữa. Chúng lẩn quẩn chung quanh, nhìn tôi như muốn nói: "Cái gì? Cái gì đó?" (Cười) Cho nên, sau đó ngày nào tôi cũng phải nấu ăn cho chúng. Chúng chỉ dùng đồ ăn chó khi nào tôi không có thời giờ nấu. Chúng chỉ ăn một chút cho có lệ, để tôi vui thôi, rồi đợi mấy đồ ngon trong nhà bếp, đồ ăn thứ thiệt.

Vấn: Kính thưa Sư Phụ, Ngài nói rằng tất cả những phát minh, sáng kiến, đến từ vũ trụ là rác. Con có rất nhiều những cái này. Nếu vậy sau khi thọ Pháp và tu hành con có tiến bộ không?

Sư Phụ: Chắc chắn rồi! Quý vị sẽ phát minh rác giỏi hơn! (Cười) Tôi không có ý nói rác. ý nói là những gì chúng ta có ở đây, ngay cả những phát minh hay nhất cũng chỉ là đồ thừa thãi từ những xã hội khác có nền văn minh cao hơn; nhưng vì chúng ta không phát triển nhiều như họ, cho nên những rác rến này rất tốt đối với chúng ta! Thành ra quý vị cứ lượm nữa đi! Mình đang cần.

Vấn: Kính thưa Sư Phụ, nếu con ăn chay trường lâu, lâu lắm rồi nhưng ăn trứng, con vẫn thọ Tâm Ấn được không?

Sư Phụ: Ðược, không sao! Ðừng ăn nữa là được. Trứng lôi cuốn lực âm làm quý vị tu hành chậm chạp.

Vấn: Kính thưa Sư Phụ, Thượng Ðế và Chúa Giê Su khác nhau ra sao?

Sư Phụ: Không có khác nhau. "Ta và Cha ta là một". Ngài không nói vậy sao? (Vỗ tay) Có khác nhau một chỗ bởi vì chúng ta nhìn thấy Ngài, người ta nhìn thấy Ngài trong nhục thể, nhưng không thấy Thượng Ðế trong nhục thể. Cho nên chúng ta tưởng Thượng Ðế và Giê Su khác nhau. Nhưng Thượng Ðế hiện thân trong Chúa Giê Su để chỉ cho con người Con Ðường trở về chính họ.

Vấn: Tại sao chúng ta bị bịnh? Ðó có phải là để dạy dỗ mình không, hay chúng ta cần chống chọi để vượt qua?

Sư Phụ: Bệnh là do một vài vấn đề trục trặc xảy ra trong thân thể, tinh thần, linh hồn, hay tình cảm. Một số bệnh xảy ra từ sự khó chịu về linh hồn, có bệnh xảy ra là do thiếu quân bình về tình cảm, có bệnh xảy ra là do khó chịu về thể xác. Cho nên, ta cần phải xét coi nó là loại bệnh gì. Ða số bệnh là do nghiệp chướng, nhưng ngoài chuyện đó ra, chúng ta cũng không săn sóc cho cơ thể đàng hoàng. Thân thể cũng giống như cái xe. Quý vị phải đổ xăng cho nó, phải đánh bóng nó, phải rửa nó, phải thay nhớt và thỉnh thoảng đổ xăng, kiểm lại máy móc cho nó chạy tốt. Nhưng nhiều người chúng ta săn sóc thân thể một cách ẩu tả. Nếu thấy mệt mỏi, buồn bã thì phải uống thuốc bổ, nghỉ ngơi, xả hơi hoặc tập thể dục yoga. Nếu không muốn thọ Pháp ở đây thì đi kiếm một nhóm yoga nào đó, tối thiểu cũng phải học một vài cử động thể dục yoga, hoặc làm cái gì dễ chịu, nhẹ nhàng, thoải mái, như nghe nhạc, coi phim hay, lành mạnh. Uống thuốc bổ, thêm sinh tố B12 nếu thấy buồn. Ðó là người ta nói như vậy; rất có lợi cho bịnh buồn, uống nhiều sinh tố để bù cho sự thiếu dinh dưỡng trong thức ăn. Bởi vì nhiều người hay ăn đồ bậy bạ mà không biết, rồi đòi xe phải chạy tốt. Quý vị phải đổ xăng cho xe, nếu không, nó không chạy. Cơ thể cần rất nhiều chất bổ, cần chất đạm, cần trái cây, cần rau; nó cần đồ ăn tốt. Nếu ngày nào cũng ăn những thứ không bổ, không quân bình thì đương nhiên cơ thể sẽ bị thiếu quân bình.

Vấn: Kính thưa Sư Phụ, có phải sau khi Tâm Ấn, một người phải bỏ hết tất cả những giàu sang phú quý, của cải trần gian như tiền bạc, nữ trang để được khai ngộ không?

Sư Phụ: Nếu muốn. (Cười) Nhưng không bị tốn kém nhiều như vậy. Chỉ tốn mỗi ngày vài tiếng nếu có thể được, không tốn gì khác. Tiền không bao giờ tốn. Cứ giữ tất cả những gì quý vị đang có. Không bao giờ tôi đòi bất kỳ thứ gì từ quý vị, không, không bao giờ. Giữ lại tất cả, hưởng thụ cuộc đời, và được gia trì trong lúc thiền. Vậy thôi. Thành ra, quý vị được cả hai. (Vỗ tay)

Vấn: Thưa Sư Phụ, cái gì tạo ra tà dâm trong năm giới luật? Có kể đồng tình luyến ái không?

Sư Phụ: Tà dâm có nghĩa là không nên ham mê những hoạt động thể xác này nhiều quá rồi quên mất tu hành. Nếu vô tình yêu một người nào cùng phái thì cũng nên thực hành vừa phải. Ðồng tình luyến ái không phải là chuyện cấm, mà là quý vị nên có tình thương, nếu thương thật sự, không phải chỉ có chuyện sinh lý mà thôi. Chỉ có nhục dục thôi thì không tốt. Thương thì không sao, dù đó là thương một người đàn bà, giữa đàn ông và đàn bà, hoặc giữa đàn bà với đàn bà, hoặc đàn ông với đàn ông. Vì chúng ta thương, khi thương là với con tim và với linh hồn. Khi làm chuyện sinh lý chỉ vì vấn đề sinh lý thì chỉ là thể xác, không có dính líu, ký thác tình cảm gì ở trong đó, không liên hệ tới việc thăng hóa tâm linh. Cho nên nó không có sự thỏa mãn mà còn làm mình cảm thấy mất giá trị. Sau đó, không thấy vui trong lòng, cái đó gọi là tà dâm. Nếu có một người rồi thì nên tôn trọng lẫn nhau, đừng làm đau lòng người kia bằng cách đem nhiều người khác vào, thí dụ vậy. Bởi vì món quà sinh lý là món quà của Thượng Ðế, không được lạm dụng. Nếu hoạt động sinh lý có kèm theo tình yêu thì tốt hơn. Quý vị sẽ cảm thấy vui, dễ chịu hơn, cảm thấy cao thượng hơn. Ða số người, sau khi tu hành, lâu lâu mới làm chuyện sinh lý một lần, với mục đích sinh con đẻ cái. Ồ, tôi đi hơi xa rồi. (Cười) Cứ việc làm, giữ tình thương là được. Làm bất cứ chuyện gì, làm với tình thương thì không sao. (Vỗ tay)

Vấn: Thưa Sư Phụ, sau 24 năm thiền, hôn nhân của con tan vỡ. Con thương chồng và chuyện này đã làm con buồn bã. Tại sao lại xảy ra như vậy?

Sư Phụ: Thiền Pháp gì? 24 năm hả? Ðó không phải là lỗi của tôi. Tôi không có ở đó. (Sư Phụ và mọi người cười) Tôi mới ở đây khoảng 15 năm gì đó. Thiền không phải là nguyên nhân làm quý vị xa nhau. Xa nhau là một phần của sự giải nghiệp. Hôm nay thấy bông hoa đẹp ở đây. Ngày mai nó chết, nếu không phải ngày mai thì tuần sau. Mọi chuyện đều tự săn sóc cho chính nó theo thời gian, kể cả đời sống. Chúng ta không ở đây vĩnh viễn. Cho nên, nếu hôn nhân kéo dài tới cuối cuộc đời cũng được; chỉ một vài chục năm nữa thôi. Nếu nó kéo dài 24 năm, nếu nó kéo dài 44 năm, không có khác nhau; đó chỉ là con số. Nếu một hôn nhân kéo dài hay không kéo dài, nó cũng không chứng minh gì cả. Nói tóm lại, đi tìm người khác! (Cười và vỗ tay)

Vấn: Kính thưa Sư Phụ, con 14 tuổi. Mẹ con đau bịnh 10 năm rồi, từ khi con còn nhỏ. Con biết con cần phải mạnh, nhưng nhiều khi rất khó. Sư Phụ có lời khuyên gì cho con không?

Sư Phụ: Không có nhiều. Sư Phụ tội nghiệp con quá. Con là một đứa con gái rất ngoan, một người rất mạnh. Hãy tiếp tục! Cầu Thượng Ðế giúp đỡ, cho con thêm sức mạnh bên trong. Hãy thọ Pháp và tu hành. Như vậy sẽ giúp con cảm thấy mạnh, siêu, như siêu nhân!

Vấn: Tại sao lại giới hạn tuổi tác khi truyền Tâm Ấn? Có phải họ không đủ khả năng hay quá phạm vi truyền Tâm Ấn?

Sư Phụ: Hoặc là họ không có đủ thời gian để học xong, nếu đó là người già cả. Và nếu người trẻ quá trẻ, họ cần phải có sự cho phép của cha mẹ để được cha mẹ giúp đỡ, để họ không đi ngược lại với ý muốn của cha mẹ. Thế giới này là như vậy; nó đi theo với luật lệ trần gian.

Trang Kế

 

Vào Lữ Quán Vĩnh Hằng Trên Thiên Quốc
*
Người Giải Quyết Và Các Thiện Nguyện Viên
*
Tất Cả Chúng Ta Là Con Thượng Ðế
*
Tu Ðúng Lúc Rất Là Quan Trọng
*
Nguồn Cội Của Tình Thương
*
Khách Sạn của "Ðời" Không Bền Lâu
*
Không Ðể Kho Tàng Ở Trái Ðất Mà Ðể Ở Thiên Ðàng
*
Vấn Ðáp: 1, 2, 3