Bà Zina Bethune
Hoa Kỳ Today
Giải người hùng Hồ Ly Vọng

 

 
Bà Zina Bethune (phụ nữ tóc vàng chính giữa hàng thứ nhất) cùng với trẻ em khuyết tật của chương trình Giấc mơ Vô tận


Ban Văn nghệ Los Angeles, CA, Hoa Kỳ, tường trình (nguyên văn tiếng Anh)


Ngày 17 tháng 5, Kim niên 3 (2006), USA Today, là tờ nhật báo đến tay hàng triệu người trên thế giới, đã tổ chức ngày hội phát giải thường niên năm thứ nhất tên là USA Today Giải Người Hùng Hồ Ly Vọng tại khách sạn Beverly Hills Hilton thuộc thành phố Beverly Hills, tiểu bang California. Thanh Hải Vô Thượng Sư được mời đến dự buổi lễ như một thượng khách; tuy nhiên vì thời khóa biểu bận rộn, Ngài đã không thể tham dự. Thay vào đó, Ngài gửi điện thư chúc mừng đến bà Bethune cùng những lời chúc tốt lành đến các em nhỏ qua những đại biểu thay mặt Ngài đến dự.

Mở đầu đại hội phát giải trang trọng này là phần vinh danh một nghệ sĩ trong cộng đồng Hồ Ly Vọng, một người đã làm nổi bật nghề nghiệp của mình với công việc nhân đạo với một hội đoàn từ thiện, và đã làm cho đời sống của người khác thêm phong phú một cách đáng kể. Giải Người Hùng Hồ Ly Vọng thứ nhất năm nay được trao cho bà Zina Bethune do sự phục vụ của bà đối với các trẻ em tàn tật về thể xác lẫn tinh thần. Công trình của bà, với cái tên thích đáng là Giấc mơ Vô tận, dạy các em nhỏ khuyết tật rằng các em có thể vượt ra khỏi những giới hạn của thân thể và tinh thần qua hình thức vũ thuật và nghệ thuật. Giấc mơ Vô tận đã nhận nhiều giải thưởng kể cả giải "Médaille dỖExcellence" của Liên Hiệp Quốc.

Bà Bethune tự mình cũng từng bị tật nguyền trầm trọng về thể xác như vẹo xương hông, cong xương sống, sưng bạch huyết. Bà đã trải qua 9 lần giải phẫu, và trong số có vài lần chỉ là giải phẫu có tính cách thí nghiệm. Bà đã dựa vào sự huấn luyện về khiêu vũ do ông George Balanchine dạy trước kia tập đi đứng và nhảy múa trở lại. Qua những kinh nghiệm bản thân này mà Bà Bethune đã cống hiến tài năng sức lực của mình, mang nghệ thuật diễn xuất đến với các em nhỏ tật nguyền, dạy các em lòng can đảm vượt lên trên giới hạn về thể xác của chính mình.

Thanh Hải Vô Thượng Sư có lần đã nói về các nghệ sĩ trong một buổi vấn đáp như sau: "Nhạc sĩ và nghệ sĩ là một nửa thánh nhân, đến từ cảnh giới tâm thức rất cao. Họ muốn phục vụ thế giới trong vẻ đẹp và làm đẹp cho thế giới".

Do đó, chúng ta có thể nhìn thấy tính chất thánh thiện trong Bà Bethune qua tình thương của bà đối với nghệ thuật và khiêu vũ, và trong tấm lòng hy sinh của bà để giúp đỡ trẻ em tàn tật vượt ra khỏi những khuyết điểm của chúng và đắm mình trong nghệ thuật thần tiên.
Những trẻ em khuyết tật của Giấc mơ Vô tận trình bày vài màn biểu diễn cho quan khách trong đêm dạ hội.

Bà Bethune, giám đốc nghệ thuật của Vũ Sân Khấu Bethune và Giấc mơ Vô tận, cho biết: "Nghệ thuật múa có thể đưa ta vượt qua khỏi những hạn chế của thể xác và khuôn mẫu. Dầu sao, tâm linh không có tật nguyền. Múa không có nghĩa là đứa trẻ giương chân hay giang tay ra được bao xa, mà là một sự sáng tạo, sự chia sẻ, góp phần vào mỹ thuật. Chúng tôi không có hỏi: ỔEm cử động được bao nhiêu?Ỗ mà nói: ỔLại đây múa với chúng tôiỖ".

Một cậu bé trong chương trình này chia sẻ như sau: "Người ta nói tôi không thể đi đứng, nhưng họ đâu bao giờ nói tôi không thể nhảy múa". Những lời nói này cho thấy rõ ràng rằng Thượng Ðế làm việc thật thần kỳ trong tất cả chúng ta. Như bà Bethune đã nói, linh hồn chúng ta không có tật nguyền, mà thân thể này không gì khác hơn là cái vỏ bên ngoài.

Bàn về bản chất của thân thể vật chất thì Thanh Hải Vô Thượng Sư có lần nói trong chuyến hoàng pháp Âu Châu tại thành phố Budapest, Hung Gia Lợi, rằng: "Theo kinh nghiệm tu hành thì chúng ta không phải chỉ là chúng sanh trong thân thể vật chất này, mà là chúng sanh có nhiều lớp thân. Chúng ta vĩ đại, vĩ đại, vĩ đại hơn cả những gì mình tưởng tượng. Càng đi sâu vào bầu không khí huyền bí trong vũ trụ, chúng ta càng biết được chính mình: rằng mình hiện hữu ở nhiều cảnh giới khác nhau trong cùng lúc đang hiện hữu ở đây, ngay bây giờ, trên tinh cầu vật chất này.

Chúng ta có thể đi viếng thiên đàng vào những giờ rảnh rỗi, rồi trở lại thân thể này để tiếp tục làm tròn bổn phận đời sống ở đây. Lúc đó chúng ta sẽ biết rằng mình không phải là cái thể xác này, mà mình chính thật là con cái của Thượng Ðế. Không phải là mình biết như vậy, mà là một cái cảm giác bên trong, hòa nhập vào với lực lượng của vũ trụ, đồng thể với vạn vật, cảm thấy mình sẽ trở thành một chúng sanh khác, một chúng sanh thật sự, một thiên nhân trên tinh cầu. Lúc bấy giờ mình không có gì khác ngoài niềm vui và hạnh phúc, ngay cả trong lúc còn sống trong thế giới này". (Xin xem Bản Tin 107 "Sư Phụ khai thị")

Không phải chỉ chăm lo tới những giới hạn của thân thể vật chất mà thôi, Sư Phụ Thanh Hải còn dâng hiến đời Ngài vào những công việc phục vụ vô ngã, đầy lòng từ bi, hầu đáp ứng tất cả những nhu cầu khác của chúng ta, về thể xác, tinh thần và tâm linh nữa. Trên hơn hai mươi năm, Ngài đã du hành khắp thế giới, chia sẻ thông điệp tình thương và khai ngộ qua những sự trợ giúp nhân đạo đúng lúc và pháp thiền Quán Âm. Không nhận một sự cúng dường hoặc đóng góp nào về tài chánh, Ngài chu cấp cho những việc làm của mình Ố về nhân đạo cũng như về tâm linh Ố qua những sáng tạo nghệ thuật của chính mình như hội họa, thiết kế y phục, nữ trang, sáng tác nhạc, chỉ kể ra một ít nơi đây. Thật vậy, Sư Phụ Thanh Hải là tấm gương mẫu mực của một bậc Chân Thánh tại thế.  


Giới thiệu trang này đến bạn